Sản phụ 26 tuổi phải cắt cụt tứ chi sau điều trị áp xe tuyến vú gây tắc tia sữa
Đó là tình cảnh của sản phụ Dương Thị Thắm (26 tuổi, ngụ huyện Chơn Thành, Bình Phước), hiện đang điều trị tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM).
Theo Trí thức trẻ, khi con trai được 15 ngày tuổi, chị bị tắc tuyến sữa. Chị được gia đình đưa vào một bệnh viện ở Bình Dương nhưng ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy do tình trạng áp xe ngực nặng dẫn đến sốc nhiễm trùng huyết.
Niềm vui lấy chồng sinh con đầu lòng chưa được bao lâu thì tai họa ập đến với chị Thắm. Ảnh: Trí Thức Trẻ
Bác sĩ Huỳnh Minh Triều, khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân Dương Thị Thắm nhập viện ngày 3/12/2018 trong tình trạng lơ mơ, đang sốc, tình hình nhiễm trùng rất nặng, bị áp xe vú. Bệnh nhân được thở máy, lọc máu ở khoa Hồi sức tích cực. Đến ngày điều trị thứ 11 thì tay chân có dấu hiệu bầm tím, hoại tử dần dần. Đến ngày 15, khi tình trạng đã quá nặng, các bác sĩ buộc lòng phải cắt cụt tứ chi, loại bỏ phần hoại tử, dùng thuốc khống chế tình trạng nhiễm trùng.
Ai ngờ sau khi tỉnh dậy, Thắm nắm lấy tay tôi, nghẹn ngào nói “anh hãy làm thủ tục cắt tứ chi cho em đi””. Theo thông tin mà anh Tài cung cấp, đến nay tiền viện phí của vợ anh đã lên đến hơn 400 triệu đồng, vượt khả năng chi trả của gia đình.
Theo BS Lê Ngọc Diệp (Bệnh viện Từ Dũ), áp xe ngực ở phụ nữ mới sinh xuất phát từ việc tắc tuyến sữa vì khi cho bú, nhiều bà mẹ làm không đúng cách để bảo vệ nguồn sữa.
Nguyên tắc khi cho bú là nếu con bú không hết thì mẹ phải vắt hết sữa ra. Nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm là cứ để sữa lại trong ngực cho lần bú sau. Nếu sữa ứ lại trong bầu vú sẽ lắng cặn, làm tắc tuyến sữa, dẫn đến áp xe vú.
Tuy nhiên thông thường, áp xe chỉ gây đau, không thông được tia sữa, mất nguồn sữa. Nặng hơn thì nhiễm trùng chảy mủ chứ hiếm khi nguy hiểm đến mức chết người hay cắt cụt tứ chi.
BS Dung cũng khuyến cáo, để hạn chế các nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch, chị em phụ nữ phải bảo vệ đôi chân, mang vớ chống giãn tĩnh mạch. Nếu có triệu chứng đau nhức chân phải đi siêu âm ngay.
Ngoài ra, phải tránh nguy cơ nhiễm trùng do những nguyên nhân như vệ sinh vùng kín không tốt, từ vết may tầng sinh môn, từ tuyến vú. Sản phụ phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, năng vận động đi lại, không nên nằm than vì có thể gây bỏng da, nhiễm trùng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Niềm vui vỡ òa của sản phụ bị bệnh lý nhau cài răng lược nguy hiểm
- Sản phụ bị vỡ tử cung sau khi tự đẻ tại nhà
- Đang nằm trên bàn đẻ, sản phụ và thai nhi bất ngờ tử vong
- Sau khi uống thuốc bắc dưỡng thai, sản phụ bị suy đa cơ quan, mất con trong bụng
- Bức ảnh sản phụ rạng rỡ đón con đầu lòng gây 'bão' MXH và câu chuyện cảm động đằng sau
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua