Sau khi cai sữa, mẹ nên cho con ăn gì?
Mẹ đã biết khi nào là đến tuổi cai sữa cho con chưa? Khi bạn cảm thấy đầu của bé đã cứng cáp (người lớn không cần dùng tay đỡ sau gáy), đó chính là lúc bạn có thể bắt đầu cai sữa cho bé.
Ngoài ra, một vài dấu hiệu khác như bé có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp, bé thấy khó chịu sau khi bú sữa mẹ, tò mò khi thấy người khác đang ăn gì đó hoặc bé thường xuyên bị tỉnh giấc vì đói… cũng cho thấy bé yêu của bạn đã sẵn sàng bước vào thời điểm cai sữa.
Cũng đừng quá khó khăn nhưng không nên lơ là. Thời điểm này mẹ nên tìm nguồn thức ăn bổ dưỡng nhưng đảm bảo chất lượng vẫn nên được đặt lên hàng đầu.
Dưới đây là một số nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ nên tham khảo để lên kế hoạch cho con ăn.
Nước
Nước nằm trong danh sách thực phẩm đầu tiên cần bổ sung cho con sau cai sữa.
Chắc các mẹ đều đã biết khoảng thời gian con uống sữa mẹ là nguồn cung cấp nước duy nhất và đầy đủ nhất cho con. Vì thế, khi không dùng sữa mẹ nữa thì nước là thực phẩm tất yếu phải không.
Khi trẻ ngừng bú sữa mẹ, trẻ vẫn cần uống nước trực tiếp và các thức ăn dinh dưỡng khác để giữ nước trong cơ thể, lọc chất độc trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.
Trứng, thịt
Trứng giàu protein nên cần cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ ăn trứng chưa được nấu chín kỹ vì như vậy, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng.
Thịt nạc cũng là loại thực phẩm giúp bổ sung chất đạm cho bé.
Ngoài ra, trong cá có chứa một loại omega-3 như cá ngừ, cá tuyết rất tốt cho sự phát triển của trí não trong những năm đầu đời. Lưu ý khi cho bé ăn cá để tránh bé hóc xương và cần phải chế biến sạch sẽ và nấu chín.
Táo
Táo rất dễ tiêu hóa và có kết cấu nhỏ mịn khi nghiền, rất thích hợp cho trẻ cai sữa.
Vì thế, hãy sắt miếng nhỏ rồi nghiền thật mịn rồi cho con ăn. Nhớ là phải nhặt bỏ hét hạt táo và không nên nghiền phần xơ cứng trong lõi táo để tránh việc con bị hóc.
Súp, cháo
Súp và cháo sẽ là thức ăn chính của bé sau thời gian cai sữa mẹ.
Thành phần để nấu cháo và súp cho trẻ rất đa dạng, nhưng các mẹ không nên bỏ qua các thành phần chính bao gồm tinh bột (bột mỳ, bột gạo…), các loại thịt (gà, cá, lợn, tôm, cua…) và các loại rau củ quả (cà rốt, cà chua, củ cải đường,…).
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một nguồn tuyệt vời của vitamin C và cũng có chứa beta-caroten, acid folic, sắt, kali và thành phần chống ung thư.
Mẹ chỉ nên hấp cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng vài nhánh bông cải xanh rồi nghiền nhỏ để cho con ăn vì nếu luộc, các chất dinh dưỡng trong bông cải sẽ bị mất đi một nửa.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]KQkUnZPpm2[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua