Dòng sự kiện:

Sau sinh, đây là thứ mẹ nên cất giữ cẩn thận phòng cứu mạng con sau này

Theo Twgreatdaily/Phununews
19:41 07/06/2018
Máu cuống rốn có nhiều lời ích cho trẻ sau này, thậm chí có thể cứu mạng trẻ trong các trường hợp trẻ gặp nạn.

Nuôi con khỏe mạnh là điều mà các bà mẹ đều khao khát và mong muốn. Ngoài việc chuẩn bị hành trang chăm con thật kỹ càng, những phương pháp khoa học sau sinh cũng được mẹ áp dụng trong việc nuôi con khỏe mạnh.

Theo một số nghiên cứu khoa học, chuyên gia Nhi khoa đã lên tiếng khuyên các bậc cha mẹ cần phải chú ý cất giữ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh thật cẩn thận. Bằng cách này mẹ có thể lưu giữ nhiều tế bào gốc có nhiều lời ích cho trẻ sau này, thậm chí có thể cứu mạng trẻ trong các trường cần thiết.

Nhiều người ví máu cuống rốn của trẻ sơ sinh như một "ngân hàng sự sống" giúp ích rất nhiều trong trường hợp trẻ bị ốm.Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu đúng về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ảnh minh họa

Máu cuống rốn là gì?

Máu cuống rốn hay còn gọi là máu dây rốn hay máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn máu thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ, là phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong máu cuống rốn chứa các tế bào có thể thay cho việc cấy ghép tủy xương làm mới tế bào máu của bệnh nhân. Nhờ đó, khoảng 80 bệnh và những rối loạn miễn dịch có thể được chữa trị.

Vai trò của máu cuống rốn 

Năm 1988, một bác sĩ người Pháp đã cứu thành công một em bé bị thiếu máu bằng cách cấy máu cuống rốn, kể từ đó vai trò của máu cuống rốn bắt đầu được mọi người công nhận nhiều hơn.

Hiện nay, các tế bào gốc tạo máu có thể được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh chuyển hóa di truyền liên quan đến máu và hệ miễn dịch.

Những lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn

Các tế bào có trong máu cuống rốn giúp chữa trị các bệnh về máu, bao gồm bệnh bạch cầu, một số bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn nhiễm, nhất là ở trẻ em.

Ngày nay, tỷ lệ gia tăng ở trẻ em mắc bệnh bạch cầu đang tăng lên. Nếu trẻ được cấy ghép tế bào gốc phù hợp và kịp thời sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh với khoảng 25% cơ hội thành công.

Nhiều cha mẹ chọn cách lưu giữ máu cuống rốn của con mình nhất là những gia đình có tiền sử bệnh hoặc có ý định hiến tặng cho những trường hợp cần thiết.

Ngoài máu cuống rốn, dưới đây là những thứ mẹ cần lưu giữ cẩn thận cho con:

Răng sữa

Bên trong chiếc răng sữa có chứa những đơn vị tế bào gốc tuyệt diệu, có thể cứu mạng một đứa trẻ nếu chẳng may mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai.

Vào năm 2003, một nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Songtao Shi với Viện Nghiên cứu Răng Sọ phát hiện ra rằng trong một chiếc răng sữa có chứa từ 10-20 tế bào gốc có giá trị, có thể được sử dụng để sửa chữa các tế bào bị hư hại ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ.

Cuống rốn

Đối với trẻ sơ sinh thì sau khi dây rốn được cắt sẽ còn lại phần cuống rốn. Cuống rốn của trẻ sẽ rụng sau đó khoảng 7-10 ngày.

Ở Việt Nam có quan niệm rằng treo cuống rốn của con lên bóng đèn hay đèn học thì con sẽ sáng dạ, thông minh và sau này học giỏi hơn. Không chỉ có ở Việt Nam mà ở Nhật cũng có tục lệ như vậy. Khi cuống rốn của bé rụng thì nhiều mẹ đã treo lên bóng đèn hoặc cất cho vào hộp cất để làm kỷ niệm.

Nguồn: Gia đình Việt Nam