Sau sinh thuận tự nhiên, bà mẹ liếm con gây bùng nổ MXH
Một số thai phụ hiện nay lựa chọn trào lưu sinh con thuận tự nhiên mà không đến các cơ sở y tế. Song trào lưu này đã nâng lên một cấp độ mới khi một số bà mẹ có thêm hành động liếm con sau khi chào đời.
Mới nhất, nhiếp ảnh gia Ludy Siqueira đã ghi lại toàn bộ hành trình sinh đẻ tại nhà của chị Catia (Salvado, Brazil), từ lúc chuyển dạ đến khi chào đời cậu con trai bé bỏng Kirone. Đặc biệt trong đó có bức ảnh chị Catina âu yếm liếm con trai mới chào đời.
Chị Catia liếm cậu con trai vừa chào đời
Ngay khi chia sẻ trên trang cá nhân, bức ảnh này đã nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ, đồng thời cũng dấy lên những tranh cãi hết sức dữ dội.
Một số ý kiến cho rằng việc liếm con là hành động tuyệt đẹp, thể hiện mối liên kết, sợi dây tình cảm giữa 2 mẹ con, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng hành động này hơi ghê và không an toàn cho sức khỏe của 2 mẹ con.
Flor Cruz, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe thai sản giải thích, hành động liếm con vừa chào đời không phổ biến ở loài người nhưng đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên giống như nhiều loại động vật có vú khác vẫn thường liếm để làm sạch con của chúng.
Đây cũng là một cách để các loài động vật loại bỏ mùi hương trên cơ thể thú mới sinh nhằm tránh sự chú ý từ các con mồi khác.
Vợ chồng chị Catia bên cậu con trai
Bà cũng cho biết, các sản phụ ở Tây Tạng và Unuit vẫn thường xuyên liếm con sau khi sinh.
Thậm chí vị chuyên gia này cho rằng việc liếm sạch đứa trẻ vừa chào đời có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe người mẹ, giúp mẹ thu nhận được một số dưỡng chất. Vi khuẩn từ em bé có thể giúp kích hoạt các kháng thể cần thiết cho chính đứa trẻ sau khi mẹ nuốt.
Không quá đáng ngại
BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng khoa sản Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cho rằng hành động bà mẹ liếm đứa trẻ vừa chào đời không có gì quá quan ngại về mặt sức khỏe, các chất dính trên cơ thể đứa trẻ không quá bẩn.
Điều nguy hiểm hơn cả là sau sinh tại nhà, đứa trẻ được cắt rốn bằng các dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn, gây uốn ván.
Kế đó là nếu bà mẹ mắc một số bệnh, nếu không may đứa trẻ có xây xát, có thể truyền virus sang con.
- Trào lưu sinh 'thuận tự nhiên' trỗi dậy mạnh mẽ ở nước nào trên thế giới?
- Những lý thuyết kỳ quặc của trường phái sinh đẻ ‘thuận tự nhiên’
- Mẹ khiến con tử vong vì sinh 'thuận tự nhiên' có thể bị xử lý hình sự
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua