Sự kỳ vọng của bố mẹ vô tình biến con thành đứa trẻ ham thành tích
Ngày nào anh Nguyễn Văn cũng nói ra rả nói với cô con gái học lớp 3: "Không học giỏi không phải là con gái bố". Sự kỳ vọng của bố khiến bé Tuệ Chi rất sợ mình bị điểm kém, lo lắng khi mình không được xếp thứ nhất. Thế nên, bé luôn cố gắng để đạt thành tích cao nhất. Gặp ai, bé cũng luôn miệng khoe: "Con học giỏi nhất lớp!". Con luôn là người giải những bài toán khó giỏi nhất lớp. Thi Olympic tiếng Anh còn có số điểm cao nhất khối…
Sự kỳ vọng của bố mẹ biến con thành đứa trẻ ham thành tích. Ảnh minh họa internet
Sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ, đặc biệt lời “tuyên bố” của bố khiến Tuệ Chi vô cùng ham thành tích. Gần đến ngày thi giải toán, tiếng Anh qua mạng, bé thức cả đêm làm đi làm lại đề. Bé còn tạo mấy tài khoản để có thể luyện cách làm và hơn hết là để có thành tích tốt nhất.
Mới 8 tuổi, nhưng bé gần như không chấp nhận thất bại. Hôm nào, bị điểm 8, 9, bé lo lắng, gần như bị stress, cảm giác vô cùng bất an. Bé không tự tin như mọi ngày. Ý nghĩ mình đã gây ra lỗi lầm lớn khiến bé co ro, khúm núm… khi đối diện với bố mẹ. Bé cảm thấy mình không đạt được kết quả tốt thì bố mẹ không yêu và mình trở thành người vô ích. Bé tự đặt ra trọng trách của mình là phải mang về niềm tự hào cho bố mẹ.
Bác sĩ tâm lý trẻ em Hàn Quốc Cheonseok Suh cho biết, cha mẹ không nên đặt kỳ vọng quá cao vào con khiến con phải gánh áp lực nặng nề. Bởi, con người vốn có rất nhiều tham vọng, nếu đạt được một thứ, sẽ mong muốn đạt thứ khác lớn lao hơn. Cứ nhiều lần như vậy thì càng về sau, mong muốn đó càng cao hơn, việc đạt được mong muốn càng khó hơn. Chắc chắn, trong suốt cuộc đời, không phải lúc nào con cũng thành công. Vì vậy, dạy con chấp nhận thất bại của bản thân là vô cùng cần thiết.
Dạy con chấp nhận thất bại của bản thân là vô cùng cần thiết. Ảnh minh họa internet
Khi nuôi dạy trẻ, bố mẹ luôn phải đem tới cho bé cảm giác rằng “đối với bố mẹ, con lúc nào cũng cực kỳ tuyệt vời, bố mẹ luôn yêu con”. Đừng để con có ấn tượng về việc bố mẹ yêu mình vì mình làm được gì đó mà hãy thể hiện rằng bố mẹ yêu con vì chính bản thân con.
Bố mẹ cần thể hiện thái độ vào từng kết quả cụ thể như: Con đứng thứ nhất, con chạy nhanh… thì bố mẹ hãy thể hiện phản ứng tích cực về nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt của con. Nếu chỉ khen ngợi kết quả đạt được, sau này con sẽ từ bỏ mọi nỗ lực khi cảm thấy kết quả không được như ý muốn. Bởi lẽ con có thể sẵn sàng không làm gì để không phải nhận kết quả và sẽ lo sợ quá mức nếu cố gắng mà cũng không được như ý.
Bố mẹ hãy thay câu “Con giỏi quá, bố mẹ vui lắm!” bằng “Con thật chăm chỉ và cố gắng, lần này con đã nỗ lực để làm tốt hơn lần trước. Bố mẹ vui lắm!”. Bố mẹ có thể khích lệ nhu cầu và tâm lý muốn chiến thắng của trẻ, nhưng hãy đặt trọng tâm của lời khen vào thái độ, quá trình thực hiện của trẻ.
Khi được khích lệ như vậy, trẻ sẽ nghĩ rằng: “Bố mẹ không phải vui vì mình làm tốt cái gì đó mà vui vì mình đã thể hiện được sự cố gắng. Vì vậy, mình càng phải nỗ lực hơn”. Từ đó, con sẽ không cảm thấy quá buồn bã ngay cả khi thất bại. Con sẽ trở thành một người có thể đứng lên sau thất bại và tiếp tục nỗ lực hơn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những hành động của bố mẹ phá hỏng tuổi thơ của con
- Những lưu ý bố mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị sốt virus tại nhà
- 6 lý do bố mẹ không nên cho trẻ uống cà phê dù chỉ một ngụm nhỏ
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua