Tác hại không ngờ khi cơ thể thiếu vitamin B1
Chắc hẳn khi nói đến vitamin B1 thì ai cũng biết đến tác dụng của nó nhưng ít ai biết tác hại không ngờ nếu thiếu vitamin B1. Để tìm hiểu tác hại khi cơ thể thiếu Vitamin B1, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với chuyên gia Quách Thùy Dương, giảng viên trường cao đẳng Y Dược Pasteur.
Hỏi: Thưa bác sĩ, vitamin B1 có tác dụng như thế nào đối với cơ thể?
Trả lời: Vitamin B1 (còn được gọi thiamin) là 1 trong 8 loại Vitamin hòa tan trong họ vitamin B tổng hợp, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nếu không có Vitamin B1 thì hiệu quả sản xuất năng lượng sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa.
Vitamin B1 được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B1, hội chứng Wernicke và hội chứng Korsakoff, viêm đa dây thần kinh do rượu, beriberi, bệnh tim mạch có nguồn gốc do dinh dưỡng ở người nghiện rượu mạn tính, phụ nữ mang thai, người có rối loạn đường tiêu hóa và những người nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm phân màng bụng và thận nhân tạo.
Vitamin B1 có tác dụng rất lớn
Ngoài ra, Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa, hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau. Thuốc vitamin B1 tiêm được sử dụng để điều trị beriberi, một tình trạng nghiêm trọng do thiếu Vitamin B1 kéo dài.
Thuốc bổ Vitamin B1 uống có sẵn mà không có toa thuốc. Tiêm thuốc vitamin B1 phải được sự chỉ định bởi bác sĩ điều trị chứ không được tùy tiện sử dụng. Nam giới, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần nhiều Vitamin B1 hơn vì đối tượng này cần nhiều năng lượng hơn.
Hỏi: Ngoài tác dụng hỗ trợ chữa bệnh thì Vitamin B1 có tác dụng làm đẹp không?
Trả lời: Như các bạn đã biết, bên cạnh các loại vitamin E, dầu dừa hay dầu olive, Vitamin B1 ở dạng viên cũng là một trong số những “thần dược” làm đẹp da, dưỡng tóc mượt mà được ưa chuộng bởi nhiều phụ nữ. Các cô gái không chỉ dùng vitamin B1 làm mặt nạ trị mụn, dưỡng trắng da mà còn thường xuyên sử dụng B1 phục hồi mái tóc suôn dài, dày đẹp.
Hỏi: Thưa chuyên gia, Vitamin B1 rất cần thiết cho cơ thể, vậy đâu là nguồn cung cấp Vitamin B1 chủ yếu cho cơ thể? Sử dụng Vitamin B1 thường xuyên có tác dụng phụ nào không?
Trả lời: Cơ thể khỏe mạnh và ăn uống tốt thì thực tế không cần sử dụng thêm Vitamin dưới hình thức thuốc bổ vitamin. Vitamin B1 cũng như các vitamin khác được cung cấp chủ yếu từ thực phẩm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 như: Thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch đen, khoai tây, rau diếp, mầm lúa mỳ… Trung bình, phụ nữ cần khoảng 1,1 mg vitamin B1 và nam giới cần khoảng 1,2 mg vitamin B1 mỗi ngày để “vận hành” tốt các chức năng của cơ thể.
Khuyến cáo các tác dụng phụ có thể mắc phải khi sử dụng Vitamin B1 như: Phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng… Nếu gặp phải các dấu hiệu như: Đôi môi xanh, đau ngực, cảm thấy hơi thở, ho ra máu, buồn nôn, cảm giác chặt chẽ trong cổ họng, đổ mồ hôi, cảm giác ấm áp, phát ban nhẹ hoặc ngứa,… thì bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Hỏi: Khi cơ thể thiếu vitamin B1 thì có tác hại thế nào và nguyên nhân thiếu hụt là do đâu?
Trả lời: Nếu cơ thể bị thiếu hụt loại Vitamin này sẽ gây ra bệnh (beriberi) bệnh tê phù. Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chi, có thể tăng hoặc mất cảm giác. Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó. Thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke. Nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff.
Các triệu chứng tim mạch do thiếu hụt Vitamin B1 bao gồm: Khó thở khi gắng sức, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và các rối loạn khác trên tim. Sự suy tim trên được gọi là beriberi ướt; phù tăng mạnh là do hậu quả của giảm protein huyết nếu dùng không đủ protein, hoặc của bệnh gan kết hợp với suy chức năng tâm thất.
Dấu hiệu của thiếu vitamin B1 dưới dạng rối loạn tiêu hóa đến sớm hơn như: Chán ăn, ăn không tiêu, giảm nhu động tiêu hóa (do giảm tiết acid dịch vị). Khi bị bệnh beri-beri, nếu bạn bổ sung thuốc Vitamin B1 sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Sự thiếu hụt Vitamin B1có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:
• Do quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm không đúng cách sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này, hay do nhu cầu tăng, nhưng cung cấp không đủ (nhất là ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, ốm nặng, nghiện rượu, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch).
• Do giảm hấp thu (tiêu chảy kéo dài, người cao tuổi)... Bởi vậy, đối với những trường hợp trên cần bổ sung Vitamin B1 bằng thuốc.
Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, các giảng viên của trường cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên độc giả nên chủ động trang bị các kiến thức y dược để có thể tự bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có việc bổ sung vitamin B1.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 1 lọ vitamin B1 – 2 công thức tắm trắng 'ăn đứt' cả chục lọ mỹ phẩm đắt tiền
- Nguy hại khi tiêm vitamin B12 để giảm cân
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua