Dòng sự kiện:

Tác hại kinh hoàng khi ăn thịt chứa “thần dược tạo nạc”

21:37 14/08/2015
Dạo qua các cửa hàng bán thịt, không khó để tìm kiến nguồn thịt chỉ chứa nạc mà không có mỡ. Phải công nhận rằng những cục thịt nạc thường được hấp dẫn hơn thịt mỡ. Tuy nhiên, để tạo ra những cục thịt nạc như thế người chăn nuôi có cần tới hợp chất nào không? Đó là những chất nào và chúng nguy hại ra sao?

Hiện nay, tình trạng béo phì dần được chú trọng nhiều hơn bởi một bộ phận người lớn và trẻ nhỏ bỗng tăng cân quá mức kèm theo một số bệnh về tim mạch. Vì lý do đó, họ loại bỏ dần những miếng thịt mỡ mà chỉ chọn những miếng thịt nạc ít béo. Khái niệm “thịt siêu nạc” từ đó cũng được ưa dùng hơn.

Tuy nhiên, ít người biết rằng để nuôi ra một con vật “siêu nạc”, những người chăn nuôi đã phải nhờ tới một loại hợp chất được gọi là chất “tạo nạc”. Hợp chất cực kỳ nguy hại tới sức khỏe của người.

Vậy thành phần của những chất tạo nạc này gồm những gì?

Chất tạo nạc này gồm có: salbutamol, clenbuterol, ractopamin. Hiện tại đây là 3 chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.


Hợp chất salbutamol, clenbuterol, ractopamin vô cùng nguy hại tới sức khỏe người dùng.

Trả lời trên báo Người lao động, PGS. TS Nguyễn Hữu Đức cho biết, các hóa chất để “tạo nạc” hoàn toàn được tổng hợp thuộc nhóm chủ vận bêta (bêta-agonist), tức có tác dụng kích thích thụ thể bêta làm giãn cơ trơn phế quản.

Thông thường hợp chất hóa học này được dùng làm thuốc giãn phế quản, điều trị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhờ làm cho người bệnh thở dễ dàng hơn.

Hiện nay chỉ có salbutamol được dùng làm thuốc cho người, còn clenbutarol và ractopamin từ lâu không còn dùng cho người nữa mà chỉ dùng trong thú y.

Trong một thời gian khá lâu, clenbuterol được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo. Nhưng sau đó, người ta bắt đầu ghi nhận tác dụng làm tăng cơ, tạo nạc của clenbuterol và cả ractopamin đối với thú

Đối với heo, salbutamol, clenbuterol, ractopamin có thể giúp nuôi mau lớn, giúp chuyển hóa làm tiêu mỡ, giúp tăng khối lượng cơ (gọi là “siêu nạc”, tức có nhiều thịt nạc hơn so với bình thường), làm màu thịt đỏ tươi hơn nhưng tác hại gây ra khó lường hết được.

Theo ThS Lê Tấn Lam Anh thông tin trên báo VnExpress, 1 kg “thần dược tạo nạc” có thể pha vào 1 tấn thức ăn gia súc. Vì một con heo tăng trọng 2 kg mỗi ngày, nên có thể ăn 6 kg thức ăn (tỷ lệ tăng trọng = 1:3), nghĩa là ăn phải 6g Clenbuterol.

Vì liều điều trị cho một người (khoảng 50- 60 kg) không thể vượt quá 200 mcgs = 0,2 mg, nên lượng Clenbuterol cho phép trong con heo là: 2 x 0,2 = 0,4 mg. Vậy lượng clen mà heo ăn vào một ngày cao hơn lượng clen cho phép là: 6000g/0,4 = 15.000 lần

Nếu heo được vỗ nạc trong 13 ngày (trước 15 ngày phải bán), thì dư lượng Clenbuterol cao so với lượng cho phép là: 15.000 x 13 = 195.000 lần. Quá khủng khiếp.

Vì liều lượng dùng các chất tạo nạc trong chăn nuôi không lường được, nếu trộn vào thức ăn chăn nuôi bừa bãi không khác nào đầu độc cho người, nếu người dùng thịt heo bị nhiễm sẽ có nguy cơ tích lũy trong cơ thể và bị ngộ độc.

Do là chất chủ vận bêta nên 3 chất vừa kể đều có tác dụng phụ có hại nghiêm trọng như gây hội chứng ngộ độc (cho heo và cả cho người ăn thịt heo chứa chất tạo nạc): tim đập nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, đau cơ, buồn nôn, ói, rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm trùng hô hấp…

BS Trần Bá Thoại lưu ý ngộ độc thức ăn có chứa Clen rất nguy hiểm đối với bệnh nhân tim mạch, đặc biệt những bệnh nhân bị rối loạn nhịp, suy tim và bệnh mạch vành. Chất này không bị hủy khi đun nấu ở nhiệt độ cao, theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ.

Nói về sự nguy hại của “thần dược tạo nạc” này, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trên báo Người Lao Động: “Với heroin, người nào dùng thì người đó chịu, người đó chết. Còn ở đây, người chăn nuôi sử dụng nhưng người tiêu dùng phải chịu, có thể làm suy kiệt giống nòi”.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: [mecloud]KQkUnZPpm2[/mecloud]