Tai biến sau tiêm chủng: Chưa rõ lý do thì đổ cho vắcxin (!?)
Trên Facebook cá nhân, chị Jordan DeRosier, mẹ bé cho biết do nghĩ Sloan đã bảy tháng, có thể bò và vịn vào cũi đứng dậy nên không có vấn đề gì với tấm chăn. Nào ngờ sáng hôm sau khi đánh thức con dậy, chị thấy đầu bé bị quấn trong chăn, rờ vào cơ thể thì bé đã lạnh cứng.
Trong số những trẻ đang điều trị tích cực tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, không ít trẻ không được cha mẹ cho chích ngừa vắcxin.
Theo Jordan, dù rất đau khổ vì mất đứa con nhưng chị cần phải làm rõ mọi chuyện. Chị nói: “Tôi có trách nhiệm trong chuyện này và mọi người hãy học từ sai lầm của tôi. Tôi chấp nhận để mọi người chỉ trích, nhưng tôi phải nói ra sự thật vì không muốn một số người quy cho vắcxin là thủ phạm”.
Đổ thừa vắcxin gây tai biến không chỉ là chuyện ở Mỹ. Tại Việt Nam, những năm qua cứ sau mỗi ca tai biến sau chích ngừa, người ta luôn nghĩ vắcxin có lỗi, thậm chí khi kết luận cuối cùng nó không phải là nguyên nhân. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên ngành nhi nhiễm, nói: “Khi không tìm được lý do, người ta lại đổ cho vắcxin”.
Không khó hiểu khi người ta ngày càng thù ghét vắcxin. Nhiều trang Facebook lập ra với cái tên chung chung tưởng như trung lập, nhưng thực chất nhằm thu hút cộng đồng tham gia và gieo rắc tư tưởng bài vắcxin. Facebook “Vaccine nên hay không?” là thí dụ. Cách đây gần hai năm, trang chỉ thu hút 3.000 thành viên, nhưng sau những hoạt động công kích vắcxin tích cực của một số thành viên chủ chốt, giờ đây số thành viên của trang tăng gần 10.000.
Tuần qua, sau khi một loạt tờ báo vào cuộc phản bác lại quan niệm chống đối vắcxin, nhóm rút vào bí mật. Admin quản lý trang đã xoá bớt những comment công kích vắcxin, nhưng để câu view những tranh luận… phản khoa học vẫn được giữ lại.
Mới nhất khi nickname NBT hỏi chế độ ăn uống cho người nhiễm HIV thế nào, nickname TN trả lời: “Virút HIV không gây ra bệnh AIDS, cũng như virút viêm gan B không gây ra xơ gan, và virút HPV không gây ung thư cổ tử cung. Con người đổ cho virút gây bệnh và diệt trừ chúng cho bằng được là tạo nghiệp sát sanh. Nếu ta không sợ con virút hay vi trùng nào thì chúng không thể gây bệnh cho ta” (!?).
Nhưng trong khi tại nước ta cộng đồng mạng tranh cãi về chích hay không chích vắcxin, thì tuần qua ở Pháp chính phủ nước này quyết định từ năm 2018 mọi trẻ nếu muốn đến trường đều phải được chích ngừa đầy đủ. Thủ tướng Pháp Édouard Philippe tuyên bố chắc nịch: “Không thể chấp nhận tình trạng còn những em bé vẫn chết vì bệnh sởi ở một quốc gia đi tiên phong về chích ngừa”. Rõ ràng ông Philippe muốn nhắc đến Louis Pasteur, nhà bác học Pháp đã tìm ra vắcxin đầu tiên vào thế kỷ 19, vắcxin ngừa dại và bệnh than, nhờ đó cứu sống hàng triệu người.
Không chỉ nước Pháp, nước Ý trước đó cũng quyết định không cho trẻ đến trường nếu chúng không chích ngừa đầy đủ. Bộ trưởng Y tế Ý Beatrice Lorenzin cho biết tỷ lệ chích ngừa ở nước này đang giảm sút nghiêm trọng vì “tin giả” (fake news) tràn lan trên mạng. Mà thủ phạm của “tin giả” chẳng ai khác chính là những nhóm bài vắcxin.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang phát đi cảnh báo sẽ có những đợt bùng phát sởi nghiêm trọng khắp châu Âu, bất chấp việc có sẵn vũ khí phòng ngừa hữu hiệu là vắcxin. Một khảo sát mới đây cho thấy ba trong mười người Pháp không tin vào vắcxin, trong khi chỉ 52% người khảo sát cho rằng vắcxin mang lại lợi ích nhiều hơn nguy cơ.
Chuyện nước ngoài như thế, còn ở nước ta “tin giả” chống vắcxin vẫn tiếp tục hoành hành. Trên trang “Vaccine nên hay không?” với số thành viên chừng 300 người, tháng 5 qua admin post status về một ca được cho là mắc viêm não sau khi chích ngừa viêm não Nhật Bản. Ca bệnh không tên tuổi, địa chỉ, thời gian và cũng không ai xác nhận, chỉ mờ nhạt vài thông tin chung chung, nhưng admin vẫn nói chắc nịch: “Một trường hợp bị viêm não sau khi tiêm viêm não Nhật Bản. Liệu có phép màu để mẹ bé quay ngược thời gian không?”
Không chỉ thông tin đó, trên Facebook này người ta vẫn đọc được nhiều tuyên bố vô trách nhiệm kiểu như: “Khi bạn không tiêm thì đó là trách nhiệm của bác sĩ và cộng đồng. Khi bạn tiêm xong thì đó là trách nhiệm với con của bạn, còn bác sĩ sẽ thêm thu nhập và phủ nhận hoàn toàn thu nhập đó từ các mũi vắcxin mà họ khuyên bạn tiêm vào con” (!?).
Facebook thường ảo, nhưng cuộc sống lại thực. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, 80% mắc bệnh nhập viện ở khoa nhiễm là do chưa chích ngừa, cha mẹ không cho chích ngừa hoặc không biết có vắcxin ngừa bệnh. Trong số này, có không ít trẻ đã không được chích ngừa viêm não Nhật Bản để rồi mắc bệnh, phải sống đời sống thực vật và chết sớm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nhìn lại thành tựu của vắc xin để thấy tiêm chủng quan trọng thế nào
- Những lý do cho thấy tầm quan trọng của vắc xin và tiêm chủng với trẻ em
- Bộ Y tế cảnh báo trào lưu “anti vắc xin” có thể đe dọa tính mạng trẻ
- Phòng ngừa ho gà cho trẻ: Vắc xin là cách tốt nhất
- 5 vắc-xin quan trọng mẹ nào cũng cần tiêm phòng trước khi mang thai
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua