Tâm sự của những bác sĩ sản khoa túc trực bệnh viện đón các thiên thần vào dịp Tết
28 Tết, các cán bộ nhân viên y tế ở đây vẫn đang tất tả với những công việc như thường ngày. Có lẽ, trong số tất cả những người đang làm việc ở khoa này họ đều quen với việc đón đêm giao thừa tại nơi làm việc.
Chia sẻ với chúng tôi, BS Nguyễn Thị Kiều Oanh (Chuyên khoa II - quyền trưởng khoa Sản BV E Hà Nội) cho hay, hơn 20 năm công tác trong ngành y, nhưng 13 năm nay đêm giao thừa nào chị cũng có mặt trực đêm tại bệnh viện.
Chị Oanh nói: "Khi bước vào nghề Y, thì tất nhiên ai cũng xác định công việc phải thường xuyên vắng nhà và việc cấp cứu người là ưu tiên hàng ngày. Các con của tôi đã quá quen thuộc và xác định sẽ không chắc được được đón giao thừa cùng mẹ nên thông cảm. Bên cạnh đó, ông xã tôi cùng nghề, cũng có những năm đi trực như vợ nên anh rất thông cảm".
Theo BS Oanh, dù phải thường xuyên xa cách gia đình trong những giờ phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, nhưng đó lại là điều đặc biệt cho công việc của các cán bộ nhân viên tại khoa Sản.
Bởi vì, vào thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới lại luôn có những "thiên thần" được sinh ra đời.
Chia sẻ thêm về công việc tại khoa Sản, vị bác sĩ cho hay, không đơn giản như mọi người vẫn tưởng rằng vào những ngày cuối năm người dân đến bệnh viện sẽ vắng hơn. Ngược lại, ở khoa Sản vào dịp Tết bệnh nhân vẫn đông như bình thường.
"Riêng khoa Sản khác với một số, nhiều người có tâm lý sinh con trước đêm 30 để còn hợp tuổi, hoặc có bà mẹ vì quan niệm nên cố gắng để đợi sau đêm giao thừa. Vì vậy mà tại khoa Sản chúng tôi luôn thường trực bệnh nhân đến và bệnh nhân ra viện…" BS Oanh nói.
Nói thêm về việc khi phải đối phó với những tình huống theo lời đề nghị của người nhà bệnh nhân, bác sĩ cho rằng: "Cũng có người muốn mổ theo đúng giờ…Chúng tôi lại khuyên họ, không nên vì quan niệm đó, hãy để đứa trẻ được sinh ra tự nhiên. Đó như một sự kiện vô cùng thiêng liêng, may mắn đối với chính đứa bé. Đứa trẻ ấy như một báu vật của gia đình và là một điều gì đó rất đặc biệt của cả chúng tôi..". vị bác sĩ chia sẻ.
Còn đối với nữ hộ sinh, cử nhân Lộ Thị Thùy Linh, mỗi khi chứng kiến một em bé ra đời, đó là thời khắc chị nhận thấy hạnh phúc vì đã hoàn thành một nhiệm vụ của mình.
"Ngoài niềm vui hoàn thành nhiệm vụ, đó cũng như công việc mình là cho gia đình họ vui. Nhìn thấy họ hạnh phúc đón nhận đứa con ra đời, mình cũng cảm nhận thấy hạnh phúc như vậy.".
Theo nữ hộ sinh, cũng như các đồng nghiệp của chị và tất cả những bệnh nhân có mặt vào dịp Tết, ai cũng đều cảm nhận được sự thiêng liêng khác lạ.
"Mỗi khi tiếp xúc để cấp cứu hoặc chăm sóc bệnh nhân, ai cũng tự nhận thấy sao mình gần gũi và những lời chúc, cái bắt tay vô cùng thân thiện". chị Linh bày tỏ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Video: Bác sĩ sản khoa hướng dẫn cách kê gối giúp bà bầu ngủ ngon
- Bác sĩ sản khoa mách mẹ nhận biết 6 dấu có thai sớm chuẩn nhất
- Bác sĩ sản khoa cắt cụt ngón tay trẻ sơ sinh khi mổ bắt con
- 'Tôi là mộc bác sĩ sản khoa nhưng không thể nuôi con bằng sữa mẹ'
- Màn đối đáp "Em bé sinh ra từ đâu" siêu yêu của bé gái với bác sỹ sản khoa
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua