Tất tần tật về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên biết
Tuy không nguy hiểm và có thể tự khỏi nhưng chứng vàng da ở trẻ sơ sinh còn có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó. Vì thế mẹ nên tìm hiểu kỹ, đưa bé đi khám bác sĩ và điều trị sớm để đảm bảo an toàn cho bé.
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Vàng da là bệnh trẻ em khá phổ biến, trong vòng 72 giờ sau khi sinh, bé sẽ được thăm khám để xem xét có xuất hiện tình trạng vàng da hay không. Nếu con bạn xuất hiện dấu hiệu vàng da sơ sinh sau thời điểm này (thường là đã xuất viện), nên báo với bác sĩ để được tư vấn về tình trạng bé sơ sinh bị vàng da.
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh
Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ của bilirubin – một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Điều này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào máu đỏ cao.
Các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Tuy nhiên, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu.
Thường thì khi bé được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin, nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Triệu chứng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Trong một số ít trường hợp, vàng da sinh lý là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm tàng nào đó, và ở những trường hợp này, vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh.
Việc theo dõi và phát hiện các dấu hiệu vàng da bệnh lý lại không quá khó nếu các bà mẹ bỉm sữa biết các kỹ năng đơn giản. Quan trọng nhất là tập trung theo dõi sát con trong 7 ngày đầu đối với tất cả các trẻ sinh non hoặc sinh thường.
Đánh giá vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trời). Không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ không xác định được rõ trẻ có vàng da hay không.
Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ từ trên mặt da giữ vài giây sau đó quan sát độ vàng của da ở vùng da vừa mới ấn nhẹ ngón tay xuống.
Nên quan sát da trẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới: Bắt đầu từ trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Nếu chỉ thấy vàng da từ trán xuống ngực thì không cần cho trẻ đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà.
Nếu thấy trẻ vàng da đến bụng hoặc đến đùi, cẳng chân thì cần phải đưa trẻ đến cơ sở khoa Nhi có khoa sơ sinh để khám ngay. Tại đây các bác sỹ sẽ đánh giá sâu hơn bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm định lượng bilirubin/máu.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da
Triệu chứng của bệnh là bé bị vàng da, vàng vùng tròng trắng của mắt. Ngoài ra, mẹ còn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu dưới đây:
- Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu)
- Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh bình thường.
Các triệu chứng này thường biến mất khi bé được khoảng 2 tuần tuổi mà không cần phải uống thuốc. Những trường hợp khó nhận biết hơn khi da trẻ đỏ hồng hay đen, mẹ có thể ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây sau đó thả ra. Nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt, còn bình thường sẽ có màu trắng.
Nếu không được phát hiện sớm để điều trị, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, thính lực, đần độn.
Những trường hợp bé sơ sinh nào bị ảnh hưởng bệnh vàng da
Có đến 6 trong 10 trẻ sinh ra bị vàng da. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những trẻ sinh non (8 trên 10 bé). Nhưng chỉ có 1/20 số trẻ sinh ra là có lượng bilirubin cao đến mức cần phải chữa trị.
Một sự thực mà mẹ cần biết là các trẻ được bú sữa mẹ lại có nguy cơ vàng da kéo dài hơn. Tuy nhiên, những lợi ích mà sữa mẹ mang lại có thể vượt xa những bất lợi mà vàng da mang đến.
Cách chữa trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết
Chỉ những trường hợp có mức bilirubin quá cao mới cần phải được can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây hư hại não.
Có hai phương pháp thường được sử dụng là chiếu đèn và truyền máu. Với phương pháp đầu tiên, bé sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dạng dễ phân hủy, giúp gan dễ dàng xử lý.
Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, bác sĩ có thể xem xét biện pháp truyền máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin.
Hầu hết trẻ nhỏ đều đáp ứng rất tốt với việc chữa trị và có thể mau chóng trở về nhà.
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì
Chế độ ăn nhiều caroten làm bé bị vàng da. Đây là nguyên nhân vàng da mà các mẹ ít chú ý tới. Beta-carotene có màu cam.
Nó thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam, màu vàng như cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang đỏ, khoai lang vàng… Hoặc những loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bi na, cải xanh…
Nếu không muốn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra với bé cưng các mẹ hãy lưu ý cả chế độ ăn của mình.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 7 điều đại kỵ đối với trẻ sơ sinh cha mẹ nên ghi nhớ
- Giải đáp thắc mắc của mẹ: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ?
- Trẻ sơ sinh có nên cho nằm điều hòa khi trời nóng và lạnh không?
- Vạch trần 9 quan niệm lỗi thời về cách nuôi trẻ sơ sinh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua