Dòng sự kiện:

Thiếu hụt vitamin D gia tăng nguy cơ ung thư cho trẻ?

18:01 09/11/2015
Thiếu hụt vitamin D này có thể dẫn đến bệnh còi xương làm cho xương phát triển không bình thường, suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư, tóc mọc kém, loãng xương, yếu cơ.
 

 

Vitamin D được cho bé uống từ khi mới sinh như một nguồn bổ sung đối với những bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức ít hơn 900gr mỗi ngày. Lý do là chỉ một lượng nhỏ vitamin D được bé hấp thụ qua sữa mẹ trong khi sữa công thức có hàm lượng vitamin D cao hơn.


Nhiều bà mẹ đặt câu hỏi: Tại sao cần cho bé uống vitamin D sớm như vậy? Cơ thể chúng ta sản sinh ra vitamin D sau khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được tránh nắng. Da của bé quá mỏng manh và nhạy cảm trong khi mỗi phút phơi nắng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da và những vết nhăn sau này ở bé, cho dù bé không bị cháy nắng đi nữa. Kem chống nắng là một cách hay để giữ bé an toàn dưới ánh mặt trời, nhưng chúng lại cản trở các thành phần giúp cơ thể sản xuất vitamin D.

Với những loại vitamin khác, vì chế độ ăn của bé dần dần có thêm thức ăn rắn nên tùy trường hợp bác sĩ sẽ đề nghị bạn cho bé uống vitamin bổ sung hoặc không. Những trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn có thể không cần các thực phẩm bổ sung.

Tuy nhiên, với những bé sinh non, nhẹ cân hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai, việc bổ sung vitamin là cần thiết. Bên cạnh đó, vitamin cũng cần cho những trẻ thường xuyên bú ít sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn những bé khác cùng tuổi. Vitamin cũng dành cho trẻ không được bổ sung vitamin bằng khẩu phần ăn đa dạng hoặc có vấn đề về sức khỏe mãn tính ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bé. Nếu bạn có những mối quan tâm đặc biệt, nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.


Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân. Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời khiến cho tiến trình tự tổng hợp vitamin D của cơ thể trẻ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, còn do chế độ ăn uống không hợp lý như không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Các biểu hiện của còi xương thay đổi tùy theo từng thời kỳ tiến triển. Ở giai đoạn sớm, trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vã nhiều mồ hôi cả lúc thức lẫn lúc ngủ, có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn. Giai đoạn muộn, xương sọ có dấu hiệu miềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín; có bướu ở trán, ở đỉnh đầu làm đầu to ra.Trẻ chậm mọc răng, lồng ngực có khi biến dạng như ngực gà. Các đầu xương dài bị bè ra; chân cong kiểu vòng kiềng hoặc choãi ra như chữ X. Cột sống có thẻ bị gù vẹo; xương chậu bị biến dạng hẹp. Bụng của trẻ thường bị to bè. Trẻ bị còi xương thường chậm biết ngồi, biết đi. Nếu bệnh nặng, có thể xuất hiện những cơn giật do hạ canxi máu. Ở giai đoạn muộn, bệnh còi xương thường để lại những di chứng không tốt về sau

Bổ sung Vitamin D chho bé khi nào?


Nếu thấy tình trạng con ngủ không ngon giấc, hay ra mồ hôi trộm, bạn đừng vội cho bé uống vitamin D mà cần có sự kiểm tra của bác sĩ. Qua tắm nắng, vitamin D được hình thành từ việc tiếp xúc của da với tia cực tím buổi sáng có thể đáp ứng 70-80% nhu cầu cơ thể. Nên nếu con bạn sinh ra vào mùa hè, thường xuyên được đưa ra tắm nắng (30 phút mỗi ngày trong khoảng 7-8 giờ), bú sữa từ người mẹ không thiếu vitamin D hoặc được nuôi bằng sữa công thức có bổ sung vitamin D thì cũng không cần cho bé uống viên bổ sung.

Chỉ nên lo lắng khi trẻ sinh ra vào mùa đông (nắng mùa đông thường ít tia cực tím) hoặc nuôi dưỡng ở môi trường thiếu nắng, các bà mẹ cho con bú có tiền sử thiếu vitamin D.

Thực tế, có một số trường hợp được bác sỹ kê toa loại uống bổ sung và “khuyên” dùng cho bé đến tận 2 tuổi nên cha mẹ cứ thế cho con uống không quan tâm có còn cần thiết không. Bạn cần chú ý nếu sau đó bé không còn dấu hiệu còi xương (ngủ trằn trọc, hay vặn vẹo, ra mồ hôi trộm cả khi thời tiết mát, đau nhức xương …) thì không phải uống kéo dài.

Nhu cầu vitamin D của trẻ không quá 400IU/ngày (tương đương 10mcg).

– Nếu bạn đang cho bé dùng các sản phẩm trị chán ăn, hoặc vitamin tổng hợp thì nên cân nhắc: Trong trường hợp các sản phẩm này chứa hàm lượng vitamin D cao thì bố mẹ nên giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng viên uống vitamin D bổ sung.


– Con bạn từng bị còi xương, được bác sỹ kê thuốc có vitamin D liều cao khoảng trên 1000IU thì sau đợt điều trị phải khám lại, bệnh giảm thì nên dùng liều thấp xuống, tránh triền miền duy trì liều cao.

– Cho trẻ dùng thực phẩm giàu vitamin D: gan, trứng, cá, sữa…

10 thực phẩm giàu vitamin D

Thiếu hụt vitamin này có thể dẫn đến bệnh còi xương làm cho xương phát triển không bình thường, suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư, tóc mọc kém, loãng xương, yếu cơ. Ngược lại, vitamin D dư thừa có thể làm cho cơ thể hấp thu quá nhiều canxi, dẫn đến tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và sỏi thận. Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng hiện tại theo tiêu chuẩn của Mỹ, lượng vitamin D cần thiết là 600 đơn vị IU, ngưỡng ngộ độc từ 10.000 đến 40.000 IU một ngày tùy vào cơ địa từng người.

Vitamin D tan trong dầu nên bạn cần ăn thêm chất béo lành mạnh để hấp thụ nó. Vitamin này cũng được hấp thụ một cách tự nhiên khi bạn để làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, có thể bổ sung bằng nhiều loại thực phẩm như sữa, nước cam hoặc thuốc bổ và các loại thực phẩm giàu vitamin D như:

Dầu gan cá

Dầu gan cá là một thực phẩm bổ sung phổ biến chứa hàm lượng cao vitamin A và D. Dầu này cung cấp 10.001 đơn vị IU trong 100 gram, 1.360 IU trong một muỗng canh. Lưu ý chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải dầu gan cá mỗi ngày, không nên lạm dụng.

Các loại cá rất giàu vitamin D. Cá tra sẽ có nhiều vitamin D hơn khi nấu chín, mỡ cá cũng tốt cho quá trình hòa tan vitamin. Cá đóng hộp trong dầu sẽ chứa vitamin D nhiều hơn. Cá tra sống thường được sử dụng làm món sushi. Cá trích Đại Tây Dương cung cấp vitamin D cao nhất với 16.28IU trong 100 g. Tiếp theo là cá trích Pickled, cá hồi, cá thu, dầu cá mòi đóng gói và dầu cá ngừ đóng gói.

Ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng

Được dùng như khẩu phần ăn sáng chủ yếu ở châu Mỹ, hầu hết các loại ngũ cốc thương mại được tăng cường các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Ngũ cốc cung cấp lên đến 342 IU trong mỗi 100 g (khoảng 2 ly), thậm chí nhiều hơn nếu kết hợp với các sản phẩm sữa hoặc sữa đậu nành tăng cường dinh dưỡng. Nên thận trọng kiểm tra nhãn thực phẩm khi mua, hãy chọn các sản phẩm ngũ cốc chứa ít hoặc không có đường tinh chế và các loại dầu hydro hóa một phần.

Ngoài vitamin D, sò là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin B12, kẽm, sắt, mangan, selenium và đồng. Loại hải sản này cung cấp 320 IU trong 100 g, 269 IU có trung 6 con sò cỡ trung. Tuy nhiên sò có hàm lượng cholesterol cao, do đó những người có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ nên ăn ở mức vừa phải.

Trứng cá 

Trứng cá là một thành phần phổ biến trong món sushi. Trứng cá cung cấp 232IU vitamin D trong 100 g hoặc 37,1 IU trong một muỗng cà phê.

Chế phẩm từ đậu nành

Các chế phẩm đậu nành thường được bổ sung cả vitamin D và canxi. Loại đậu hũ tăng cường có thể cung cấp đến 157 IU vitamin D trong 100 g. Sữa đậu nành tăng cường cung cấp đến 49IU vitamin D mỗi 100 g, 119 IU mỗi ly. Hàm lượng vitamin D rất khác nhau giữa các sản phẩm, vì vậy hãy kiểm tra thành phần dinh dưỡng trước khi mua.

Xúc xích Italia, chả lụa, dăm bông, xúc xích

Đây là nguồn cung cấp nhiều vitamin B12 và đồng. Xúc xích chứa 62 IU vitamin D trong 100 g. Chả lụa có 56 IU tronng 100 g, xúc xích heo cung cấp 44 IU mỗi 100 g. Tuy nhiên các thực phẩm này cũng chứa nhiều cholesterol và natri, vì vậy nên giới hạn với những người có nguy cơ cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Sản phẩm sữa 

Chế phẩm từ sữa rất giàu canxi và vitamin D. Sữa có thể cung cấp đến 52 IU vitamin D mỗi 100 g hoặc 127 IU mỗi ly. Pho mát và bơ cung cấp khoảng 7 IU trong một muỗng canh.

Trứng

Ngoài vitamin D, trứng là một nguồn cung cấp vitamin B12 và protein. Trứng gia cầm chứa 37 IU vitamin D trong 100 g, 17 IU trong một quả trứng chiên lớn.

Nấm

Không chỉ là thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao, nấm cũng cung cấp vitamin B5 (pantothenic axit) và đồng. Loại nấm nút màu trắng cung cấp vitamin D nhiều nhất với 27 IU trong 100 g.

 

NHƯ Ý  (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam