Dòng sự kiện:

"Thời khóa biểu" cho kế hoạch "sinh quý tử" của các cặp vợ chồng

02:00 22/10/2015
Ăn uống đúng giờ giấc, cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, ăn các loại thực phẩm đa dạng, dinh dưỡng phong phú, chuẩn bị đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
 

 

3 tháng trước khi mang thai, hai vợ chồng đều cần tăng cường dinh dưỡng để tạo ra tinh trùng và trứng “chất lượng tốt”, cũng như cung cấp nền móng vật chất tốt cho sự hình thành thai nhi khỏe mạnh và cho toàn bộ quá trình mang thai.


Các ông bố bà mẹ cho rằng khi mang thai mới bắt đầu tẩm bổ cho thai nhi vì lúc đó là các bà mẹ ăn là “ăn cho 2 người”. Nhưng thực tế thì không đúng, nếu trước khi mang thai các cặp vợ chồng không ăn uống đúng cách sẽ ảnh hưởng đến lượng tinh trùng khi thụ tinh giảm khả năng thụ thai , đến khi mang thai nó còn ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng dành cho thai nhi sau này. Vì thế khi chuẩn bị mang thai ngoài việc cần trang bị về kiến thức sinh sản như sức khoẻ thì việc ăn uống cũng rất quan trọng. Các cặp cha mẹ nên hình thành các thói quen ăn uống sau:

Ăn uống đúng giờ giấc, cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày, ăn các loại thực phẩm đa dạng, dinh dưỡng phong phú, chuẩn bị đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, cung cấp cho quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi trước và sau khi thụ thai.


Tăng cường dinh dưỡng trong ăn uống bổ sung các chất như protein, chất khoáng, vitamin. Dinh dưỡng cao có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào sinh sản của cả bố và mẹ, nâng cao chất lượng của tế bào sinh sản. Khi người phụ nữ được chẩn đoán có thai cũng là lúc phôi thai đang trong thời kì phát triển, lúc này là lúc tận dụng các chất dinh dưỡng trước khi mang thai để bổ sung cho phôi thai được phát triển tốt nhất. Nếu đợi đến có thai mới bổ sung các chất dinh dưỡng thì đã muộn, bởi phôi thai đã qua giai đoạn phát triển.

Bổ sung axit folic hàng ngày để giảm nguy cơ con sinh ra bị dị tật ống thần kinh và cần nhớ rằng không nên chờ cho đến khi mang thai mới bổ sung mà phải từ trước đó vài tháng. Nguồn axit folic có nhiều trong đậu đỗ, cam quýt, rau súp lơ, cải xanh… Tuy nhiên cũng không nên bổ sung quá nhiều axit folic sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.



Các loại đậu cá, trứng, thịt nạc….đều có hàm lượng protein phong phú, rong biển, tảo tía, sứa… là những thực phẩm có chứa khá nhiều iot, trong các loại thực phẩm động vật có khá nhiều maggie, đồng. Vùng gan lợn, đậu tương, đậu đỏ chứa nhiều sắt. Còn trong các loại rau quả tươi lại rất giàu vitamin.

Cần tránh các loại thực phẩm đóng hộp vì trong suốt quá trình, từ sản xuất, chế biến, đóng góp, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ cho đến sử dụng, thực phẩm đều có thể bị ô nhiễm nông dược, kim loại, vi khuẩn, nguyên tố phóng xạ….., làm nguy hại đến sức khoẻ con người và của đời sau.


Trước khi mang thai các cặp cợ chồng nên chú ý đến các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thiên nhiên, tươi ngon, tránh ăn các loại thực phẩm có chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản…, cần tránh uống rượu, hút thuốc lá. Rau phải rửa sạch, ngâm nước muối. Quả phải gọt vỏ trước khi ăn, uống nhiều nước lọc, uốn ít café, đồ uống, nước quả ép chế phẩm…

Nên sử dụng đồ nấu ăn bằng sắt hoặc inox, tránh sử dụng đồ nhôm hoặc đồ gốm sứ, phòng ngừa nguyên tố chì, bởi chì nguy hại cho tế bào cơ thể người.

Tránh ngộ độc thức ăn.


Trong suốt quá trình từ sản xuất nguyên liệu, gia công, đóng gói, vận chuyển, tồn trữ, tiêu thụ cho tới sử dụng, thực phẩm đều có thể bị nhiễm một số chất độc hại với mức độ khác nhau như: thuốc trừ sâu, kim loại, độc tố mốc và nguyên tố phóng xạ, từ đó gây hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và cho thế hệ tiếp theo.

Do vậy, trước khi muốn có con, vợ chồng nên chú ý tới vệ sinh ăn uống thường ngày, tránh ngộ độc thức ăn. Cố gắng ăn những thực phẩm tự nhiên tươi ngon, tránh ăn những thức ăn có cho thêm chất phụ gia, sắc tố, chất chống thối nát.

Nên ăn rau tươi, đồng thời phải rửa sạch sẽ, hoa quả cũng nên gọt vỏ rồi mới ăn để tránh bị ngộ độc thuốc trừ sâu; Cố gắng uống nhiều nước lọc, không nên uống các loại đồ uống như cafe, nước ngọt,.. Nên sử dụng đồ nấu ăn và dụng cụ ăn bằng inox, tránh sử đồ dụng cụ bằng nhôm hoặc tráng men màu để tránh nguyên tố nhôm, chì,… làm tổn thương tới tế bào cơ thể.

Tăng cường dinh dưỡng không phải là ăn càng nhiều càng tốt, ăn quá nhiều có thể dẫn tới trọng lượng của người mẹ tăng quá nhanh, gây thêm gánh nặng đi lại; Thai nhi quá to sẽ gây trở ngại cho quá trình sinh nở.

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam