Dòng sự kiện:

Thông tin gây sốc về dầu ăn "sang chảnh" đắt gấp 10 và độc hơn 200 lần

21:49 28/11/2015
Nhiều người đã bỏ ra số tiền không nhỏ để mua những loại dầu ăn "sang chảng" như dầu hướng dương, dầu ô liu như lời quảng cáo là để ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa...
 [mecloud]vozEPLe7Vd[/mecloud]

Mới đây, thông tin nghiên cứu từ Anh đưa ra là nếu dùng những loại dầu ăn "sang chảnh" này để làm món cá thì nó có thể độc gấp 200 lần so với ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo ghi nhận của báo Gia đình & Xã hội, tại một số siêu thị, các loại dầu ô liu, dầu hướng dương… nhập ngoại có giá khá đắt đỏ với lời quảng cáo “trên trời”. Riêng loại dầu olive extra (dầu ăn tinh khiết, loại 1) được quảng cáo là tốt nhất do sử dụng phương pháp ướp lạnh, giữ nguyên được mùi vị và nồng độ a xít cực thấp nên giá cả cũng rất cao.

Chai dầu oliu có mác nhập khẩu Tây Ban Nha, loại 250mlcó giá 80.000đ/chai ở siêu thị. (Ảnh: Báo Gia đình & Xã hội).

Tại một siêu thị chuyên đồ nhập khẩu ở đường Trần Huy Liệu (Hà Nội), một chai dầu ăn olive extra virgin nhập khẩu Tây Ban Nha loại 250ml đang được niêm yết giá 80.000 đồng/chai, đắt gấp 10 lần dầu ăn loại tốt của Việt Nam. Bên cạnh đó, một chai dầu olive extra virgin... (dầu tinh khiết nhập khẩu Tây Ban Nha) loại 500ml cũng được cửa hàng này bày bán với giá 60.000 đồng/chai, đất gấp 3 lần so với dầu ăn loại tốt của Việt Nam.

Anh Hiếu - nhân viên một cửa hàng chuyên bán dầu oliu ở TP.HCM cho biết, sở dĩ giá bán của loại dầu này cao như vậy vì extra được xem là loại dầu cao cấp nhất. Nó tốt cho tim mạch, chống huyết áp cao và chống đột quỵ. Giá của loại dầu này trong 4 năm nay không có biến động nhiều. Tuy nhiên, do giá cả quá cao nên nhiều người chỉ mua loại dầu này cho trẻ em hoặc chủ yếu là dùng trong công nghệ làm đẹp.

Trước đó, theo tin tức từ Dailymail, Giáo sư Martin Grootveld đến từ Đại học De Montfort (Anh) khám phá ra rằng, việc chế biến món cá với dầu ngô hoặc dầu hướng dương chứa lượng aldehyde độc hại cao gấp hơn 200 lần so với ngưỡng giới hạn an toàn hàng ngày theo tiêu chuẩn quốc tế.

Giáo sư Grootveld - người đã dành nhiều công sức để nghiên cứu về các phản ứng hóa học do việc đun nóng dầu thực vật gây ra, hiện kêu gọi ngành công nghiệp thực phẩm và chính phủ các nước lưu tâm đến các nguy cơ gây hại cho sức khỏe của những sản phẩm dầu ăn này.

Cũng theo ông Grootveld, mặc dù mọi loại dầu ăn đều trải qua cùng một phản ứng hóa học khi được đun nóng, nhưng những loại giàu chất béo không bão hòa đa sẽ sản sinh ra lượng lớn chất aldehyde, trong khi các loại giàu chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fat) tạo ra ít hóa chất độc hại này hơn và những loại dầu, mỡ giàu chất béo bão hòa sẽ tạo ra ít chất độc nhất. Trong khi đó, các sản phẩm phụ độc hại được phát hiện có liên quan đến bệnh tim, ung thư, các dị tật thai nhi, chứng viêm, loét dạ dày và cao huyết áp.

"Hiện không có nhóm bệnh đã biết nào không có liên quan đến các chất aldehyde độc hại. Trước hết, cần tránh ăn thực phẩm chiên/rán càng nhiều càng tốt. Nếu không thể cưỡng nổi sức cám dỗ của chúng, hãy chọn một loại dầu, mỡ tạo ra lượng hóa chất độc hại này ít hơn", ông Grootveld giải thích.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, các bà nội trợ không nên dùng dầu ăn đã qua sử dụng để nấu ăn, vì lúc này dầu ăn đã có mùi thức ăn cũ nên khi dùng chế biến tiếp sẽ mất ngon

Ngoài ra, sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài, trong dầu ăn dễ sinh ra transfat - một chất độc hại cho sức khỏe. Ngoài ra, còn có một số chất khác như aldehyde, fatty acid oxide… gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến tim mạch, gây ung thư…

Khánh Vy (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

[mecloud]CgEYNlxgiL[/mecloud]