Thử các cách này, các mẹ sẽ bớt cằn nhằn và la mắng con
Những lời khuyên của chuyên gia giúp cho bạn kiểm soát được bản thân để giải quyết mọi vấn đề mà không còn phải la hét hay lớn tiếng với trẻ.
1. Biết khi nào thì giận dữ
Việc bạn la mắng trẻ không tự nhiên mà bộc phát, nó chỉ xảy ra khi có một cái gì đó tác động vào. Nếu như bạn có thể khám phá ra nguyên nhân kích hoạt sự nóng giận của bạn, bạn hoàn toàn có thể tránh và điều chỉnh nó.
Ví dụ khi bạn về nhà sau một ngày mệt mỏi và còn phải chuẩn bị nấu bữa tối cho gia đình. Việc trẻ quấy rối trong lúc nấu ăn có thể làm bạn tức giận và la hét. Hãy lựa chọn cho trẻ những món đồ chơi hay những thứ khác để bé tập trung và không quấy rối khi bạn làm việc.
2. Đưa ra lời cảnh báo cho trẻ
Đôi lúc trẻ mải mê vui chơi và không chịu đi ngủ, hay trẻ quậy phá trong xe hơi khiến bạn bực mình và muốn hét lên. Tuy nhiên, bạn có thể đưa ra những lời cảnh báo nhẹ nhàng để nhắc nhở trẻ để trẻ đi ngủ ngay hay im lặng mà bạn không cần phải lớn tiếng la hét.
3. Hãy dành một ít thời gian để bình tĩnh trở lại
Một trong những chiến lược giúp giữ bình tĩnh yêu thích của các chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển trẻ em là đi vào phòng tắm và hét lên thay vì hét vào mặt trẻ. Nó cũng tương đương với việc bạn có thể đi ra ngoài một vài phút giữ mình bình tĩnh và thoải mái hơn.
4. Tạo một danh sách những việc được làm
Các chuyên gia đề nghị rằng các thành viên trong gia đình nên ngồi lại với nhau và tạo nên một danh sách những việc được phép làm. Danh sách này có thể được dán lên cửa tủ lạnh để cách thành viên có thể trông thấy và thực hiện. Việc thực hiện đúng như những gì có trong danh sách sẽ được tuyên dương thay vì quát mắng, khi trẻ nhìn thấy vậy trẻ sẽ bắt chước và chỉ làm theo những việc được cho phép và không gây rối khiến bạn tức giận nữa.
5. Dạy cho trẻ một bài học sau khi đã kiểm soát được cơn giận
Việc cha mẹ hét lên với trẻ khi trẻ có hành vi sai trái có thể làm giảm mối liên hệ giữa trẻ với bố mẹ và làm cho trẻ sống khép kín hơn. Theo như các nghiên cứu của các chuyên gia thì việc dạy dỗ trẻ ngay tức thì khi trẻ phạm sai lầm là không tốt, các bậc cha mẹ cần phải cho trẻ có thời gian để suy nghĩ về hành động của mình cũng như thời gian để bạn có thể kiểm soát cơn giận của bản thân. Và khi bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn có thể dạy dỗ bé một cách tốt nhất.
6. Biết những gì được coi là hành vi bình thường
Đôi khi các anh chị em trong nhà thường trêu đùa lẫn nhau, gây rối và thậm chí đánh nhau. Tuy nhiên đó là những hành vi hết sức bình thường của những đứa trẻ, vì thế bạn nên hiểu cho trẻ và không nên đánh giá và la mắng trẻ khi đó.
7. Chủ động trong mọi tình huống
Nếu như bạn luôn cảm thấy khó chịu vào buổi sáng sớm khi phải gọi trẻ dậy để đi học và đi làm, bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ vào buổi tối để sáng dậy bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn cho trẻ những đồ ăn nhẹ đề phòng khi trẻ kêu la vì đói và khỏi gây chiến với nhau, để bạn có thể rảnh tay làm một vài việc vặt.
8. Điều chỉnh kì vọng của bản thân
Một phần của lý do mà các bà mẹ thường hét lên đối với con của mình là vì hy vọng của họ cao hơn so với thực tế. Các bà mẹ thường luôn nghĩ rằng con mình là một đứa trẻ thông minh, hiểu chuyện và nghe lời cho đến khi trẻ làm một việc gì đó tại nơi công cộng khiến họ cảm thấy xấu hổ và bắt đầu la hét trẻ. Tuy nhiên đối với một số trẻ còn quá bé thì những hy vọng như vậy là quá lớn, và để điều chỉnh cảm xúc của mình các bà mẹ cần phải điều chỉnh lại sự mong đợi của mình ở bé và dạy bé từ từ.
9. Nhận thức về chính bản thân chứ không phải là hành vi sai trái của trẻ
Đôi khi bạn la hét và mắng trẻ suốt vài ba ngày liên tiếp mà không có lý do, việc bạn la hét trẻ có thể không bắt nguồn từ trẻ mà từ chính bản thân của bạn. Việc bản thân bạn ngủ không đủ giấc, hay bạn không được đánh giá cao tại công ty, áp lực trong công việc,... cũng có thể là một trong những lý do khiến bạn tức giận và la hét với trẻ khi ở nhà.
Vì vậy, bạn hãy dành một ít thời gian nghỉ ngơi thư giãn hoặc tìm gặp bác sĩ tâm lý để biết được nguyên nhân chính xác từ sự nổi nóng trong con người bạn để kiểm soát một cách tốt nhất.
10. Trò chuyện với bé
Thay vì việc la hét, bạn hãy dành một ít thời gian để trò chuyện cùng với trẻ. Việc trò chuyện có thể giúp bạn và trẻ hiểu nhau hơn, để cho trẻ biết rằng việc bạn lớn tiếng không phải chỉ vì bạn mất kiểm soát mà còn vì hành vi không đúng của trẻ. Đó cũng là một cách tiếp cận để bạn có thể hiểu hơn về những thứ khiến bé cảm thấy khó chịu và dẫn đến những hành vi sai trái. Và khi đã biết được nguyên nhân từ trẻ và chính bản thân bạn, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình.
Nguồn: parent
- Xuân Bắc: "Sự nghiêm khắc của cha thúc đẩy con phát triển"
- Thu Minh: Dạy con về đạo đức quan trọng hơn
- Hãy dạy con biết kiếm sống ngay từ khi còn nhỏ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua