Thừa cân béo phì ở trẻ em và cách phòng tránh
Trẻ bị thừa cân béo phì là do nhiều nguyên nhân phối hợp, tương tác giữa yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng vượt quá năng lượng tiêu hao, do đó phần dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức. Chế độ ăn giàu chất béo, năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì.
Ảnh: Internet
Ảnh hưởng của thừa cân béo phì đến sức khỏe trẻ em
Thừa cân béo phì ở trẻ em có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe lâu dài và tuổi thọ. Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ béo phì ở người lớn.
Những người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên. Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Trẻ thừa cân béo phì dễ sớm mắc các bệnh mạn tính không lây và kéo dài sau này như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... Trẻ dậy thì sớm hơn nhưng cũng ngừng tăng trưởng sớm. Chiều cao của trẻ thừa cân béo phì trước dậy thì thường cao hơn so với tuổi nhưng khi trưởng thành lại có xu hướng thấp hơn so với tuổi. Béo phì ở trẻ em là béo toàn thân, mỡ tích tụ nhiều ở vùng ngực, bụng, mông làm cho trẻ hay mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, đau âm ỉ ở các chi. Về tâm lý, trẻ dễ mặc cảm tự ti, xấu hổ, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.
Làm thế nào để phòng tránh thừa cân béo phì?
Thừa cân béo phì liên quan đến dinh dưỡng là một bệnh có thể phòng tránh được bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý song song với tăng cường hoạt động thể lực phù hợp như sau:
- Trẻ cần được chăm sóc ngay từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng khi sinh ra. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 năm và ăn bổ sung hợp lý giúp trẻ tăng trưởng, phát triển và không bị thừa cân béo phì.
- Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần có khẩu phần ăn hợp lý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).
- Đối với trẻ lớn hơn thì ăn uống cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần năng lượng không nên vượt quá cao, giảm bớt chất béo, chất bột đường. Khuyến khích trẻ ăn rau và hoa quả để cung cấp chất xơ, hạn chế sử dụng thức ăn giàu năng lượng nghèo vi chất dinh dưỡng như đồ uống có đường, nước ngọt có ga, bánh kẹo, chocolat... Chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, giảm rán xào; điều chỉnh hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn, không để trẻ quá đói.
Ảnh: Internet
- Nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như: thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội,... hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử và thức quá khuya.
Ngoài ra, cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.
Thừa cân béo phì tạo ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ em. Khi trẻ bị thừa cân béo phì, điều quan trọng nhất là bố mẹ cần phải kiên nhẫn và quan tâm đến chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực của trẻ, đặc biệt là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc dinh dưỡng để có lời khuyên hợp lý.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Báo động 12 loại ung thư nguy hiểm chỉ vì béo phì
- Bé trai 5 tuổi mọc ria mép, béo phì vì tuỳ tiện dùng thuốc chữa ho
- Hậu quả của việc bố mẹ để con con thừa cân béo phì
- Người béo phì ăn thế nào để bệnh không tái phát?
- Những thực phẩm khiến bạn dễ béo phì hơn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua