Thường xuyên đói, thèm ăn hãy cẩn trọng, có thể bạn đang mắc các bệnh này
Thiếu dinh dưỡng
Dù bạn ăn rất nhiều nhưng nếu bữa ăn không có dinh dưỡng thì cảm giác đói sẽ đến rất nhanh. Do cơ thể không được cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, đường. Nếu bữa ăn chỉ toàn chất xơ thì bạn sẽ đói rất nhanh và cảm giác cồn cào trong dạ dày.
Bữa ăn phải có đủ chất béo lành mạnh, chất xơ và protein. Lúc đó, cơ thể sẽ tiêu hóa chậm hơn. Từ đó, cơ thể sẽ cảm giác no lâu. Mặt khác, khi cơ thể không được bổ sung đủ dinh dưỡng, bạn thường có xu hướng nghĩ đến món gì cũng thèm ăn và cảm giác ăn được rất nhiều.
Khi ăn quá nhiều đường trong bữa ăn, chưa hẳn đã tốt. Nó làm cho glucose tăng lên nhưng lượng đường này sẽ giảm nhanh khiến bạn thèm ăn hơn.
Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau một đêm ngủ dài, cơ thể bạn đang thiếu năng lượng, việc ăn bữa sáng đầy đủ là cách để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Nếu không ăn sáng, cơ thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, mất tập trung, thậm chí là hạ đường huyết.
Khi không ăn sáng thường xuyên, đường huyết giảm hay thay đổi thất thường cũng khiến bạn cảm giác đói. Khi đường huyết giảm, bạn sẽ cần nhiều năng lượng hơn để ổn định lại đường huyết. Hãy xem lại chế độ ăn hàng ngày, ăn đúng giờ, đúng bữa và tuyệt đối không bỏ bữa sáng.
Bệnh tiểu đường
Ngoài triệu chứng mệt mỏi, tiểu nhiều thì thèm ăn nhiều và liên tục, cảm giác đói thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo bị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân do đường được đưa vào cơ thể thông qua đồ ăn thức uống. Theo nguyên tắc, tuyến tụy chuyển hóa thành năng lượng để phân phối khăp cơ thể. Tuy nhiên, do tuyến tụy ở người tiểu đường sản sinh không đủ hoặc không có tác dụng nên insulin không chuyển hóa được đường mà đường lại vào máu khiến đường huyết tăng.
Lúc đó cơ thể phải đào thải đường qua đường nước tiểu khiến cho cơ thể cảm giác thiếu hụt năng lượng, luôn cảm giác đói.
Dấu hiệu nhiễm giun
Hiện nay, nhiễm giun không còn nhiều. Tuy nhiên, vẫn có người do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh nên giun, sán thường sống ký sinh trong cơ thể. Chúng bám vào thành ruột để hút dinh dưỡng, chất bổ mà chúng ta đưa vào từ thức ăn. Do vậy cơ thể bị thiếu chất nên luôn cảm giác đói.
Khi có dấu hiệu thường xuyên đói, bạn nên kiểm tra hệ tiêu hóa. Nếu có dấu hiệu nhiễm giun phải xin tư vấn của bác sĩ để có cách chữa trị hợp lý.
Vấn đề ở tuyến giáp
Tuyến giáp là bộ phận quan trọng trong cơ thể. Chúng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến cho cơ thể cảm giác đói do quá trình trao đổi chất chóng mặt hơn bình thường. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng luôn thèm ăn, bạn có thể xét nghiệm máu để kiểm tra hormone của tuyến giáp nhằm phát hiện những bất thường.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối có hy vọng chữa khỏi
- Trẻ thích cắn móng tay, nhổ tóc, ăn đất... là mắc bệnh gì?
- Con mắc bệnh lạ, mẹ mỗi lần tắm cho con là bật khóc
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua