Tiêm Vitamin K quan trọng như thế nào tới sức khỏe của con
Theo TS.BS Lê Minh Trác – Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Trung Ương, thiếu hụt vitamin K gây rối loạn đông máu, có thể gây ra hiện tượng xuất huyết não gây di chứng não úng thủy, bại não, tàn tật vĩnh viễn ...
Trước trào lưu "anti vắc xin” của một bộ phận các bà mẹ bỉm sữa, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh kịch liệt phản đối và cho rằng việc tiêm phòng là vô cùng cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội bàn về việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo khuyến nghị của Tổ chứ Y tế thế giới và cả Bộ Y tế Việt Nam, tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một việc làm cần thiết và cấp thiết giúp bé tránh được nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh không chỉ trong những năm tháng đầu đời mà còn suốt quá trình lớn lên sau này.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, dựa theo trào lưu "anti vắc xin” trên một số nhóm hội bỉm sữa, một số bà mẹ cho rằng không cần thiết phải tiêm vắc xin phòng hay vitamin K trẻ vẫn "tự có sức đề kháng" chống trọi lại mọi bệnh tật. Thậm chí các bà mẹ này còn lên tiếng kêu gọi và thực hiện không tiêm vắc xin phòng cho chính con em của mình.
Có nên tiêm vaccine cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? (Ảnh minh họa)
Vậy, việc làm này có thể gây ra những nguy cơ xấu nào tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Dưới đây là những chia sẻ của PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội xung quanh việc tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ ở những năm tháng đầu đời.
Trẻ thiết hụt Vitamin K dễ bị xuất huyết não
Theo bác sĩ Duy Ánh, tại bệnh viên Phụ sản Hà Nội chưa từng gặp trường hợp nào mẹ từ chối tiêm vaccine hay vitamin K cho trẻ khi chào đời. Vì khi các bà mẹ đến sinh nở tại bệnh viện đều đã đặt niềm tin tuyệt đối vào các bác sĩ, vào bệnh viện và việc đặt niềm tin đó đã đặt là không hề sai bởi lẽ nếu bà mẹ từ chối việc tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ non tháng thì hậu quả khá nghiêm trọng.
"Ở những trẻ sơ sinh non thiếu tháng, nếu thiếu vitamin K thì quá trình đông máu vững bền ở thành mạch rất kém và tỉ lệ trẻ bị xuất huyết não rất cao.
Vitamin K đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)
Điều thứ hai là tiêm vaccine dự phòng: Việc một số ông bố và mẹ, thậm chí là những người nhiều kiến thức từ chối tiêm vaccine cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn sai lầm bởi vì chúng ta phải hiểu rằng việc tiêm vaccine là chúng ta tạo cho trẻ có sẵn trong người lượng kháng thể. Khi gặp vào đợt dịch, tác nhân gây bệnh, virus vi khuẩn thì sẵn trong người em bé đã có kháng thể. Nếu trẻ đã bị nhiễm virus vi khuẩn rồi mới tạo kháng thể thì đã quá muộn bởi rất có thể sức đề kháng của em bé không đủ chống trọi lại với độc lực của vi khuẩn virus lúc đó. Từ đó, trẻ sẽ bị đánh khụy, mắc bệnh, thậm chí là tử vong.
Trong 1 số trường hợp trẻ có 1 tố chất đặc biệt, gặp các độc tố đó nhưng lại vượt qua được, tuy nhiên là rất ít hoặc vi khuẩn virus có độc lực chưa mạnh.
Vì thế, các bậc cha mẹ đừng bao giờ bỏ đi việc cần làm cấp thiết là tiêm phòng vaccine cho trẻ", bác sĩ Duy Ánh nhấn mạnh.
Trẻ không được tiêm vaccine dễ để lại di chứng
Theo bác sĩ Duy Ánh, việc bố mẹ từ chối tiêm vaccine cho con quả thực là thiệt thòi quá lớn đối với trẻ. Với điều kiện môi trường như hiện nay có rất nhiều virus vi khuẩn với những chủng khác nhau. Nếu trẻ không được tiêm phòng trước rất dễ bị đánh khụy trước dịch bệnh.
Việc không tiêm phòng dễ khiến trẻ mắc bệnh và gặp nhiều di chứng. (Ảnh minh họa)
"Bên cạnh đó đối với những chủng bệnh không có thuốc đặc hiệu như virus gây hại cho gan, trẻ không được bảo vệ trước rất có thể để lại những di chứng nghiêm trọng khi mắc phải.
Vì thế, trong những năm tháng đầu đời, trẻ rất mong manh dễ vỡ, các bậc cha mẹ không được bỏ qua việc làm quan trọng này", bác sĩ Duy Ánh cho biết.
Theo TS.BS Lê Minh Trác – Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Trung Ương, thiếu hụt vitamin K gây rối loạn đông máu, có thể gây ra hiện tượng xuất huyết. Trong đó, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết da không đáng ngại nhưng xuất huyết phổi, đặc biệt xuất huyết não rất nguy hiểm cho trẻ.
Hậu quả của xuất huyết não thường gặp là tử vong hoặc gây di chứng não úng thủy, bại não, tàn tật vĩnh viễn nếu cứu được trẻ.
Để phòng tránh thiếu hụt vitamin K, trong thời gian mang thai, bà mẹ nên được ăn uống đầy đủ thịt, cá, tôm, cua, ốc, ếch và rau xanh, hoa quả các loại cùng với chế độ nghỉ ngơi làm việc nhẹ nhàng, phù hợp.
Ngoài ra, tất cả trẻ sơ sinh nên dự phòng vitamin K bằng đường uống 3 lần hoặc đường tiêm bắp 1 lần ngay sau sinh. Trẻ sơ sinh khuyến cáo tiêm bắp 100%. Đối với trẻ nặng trên 1,5kg, liều lượng là 1mg vitamin K, còn trẻ nặng dưới hoặc bằng 1,5kg, liều lượng bổ sung là 0,5mg vitamin K tiêm bắp.
Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự ý mua vitamin K bổ sung cho trẻ bởi bố mẹ không biết liều lượng như thế nào. Cách tốt nhất, bố mẹ nên tuân theo chỉ định của y tế và dùng thuốc có chỉ định của y tế.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ sơ sinh khi ngủ luôn giơ hai tay như “đầu hàng”: Đây là lý do!
- Tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh có nguy hại gì cho bé không?
- Trẻ sơ sinh có khuôn mặt giống bố sẽ khỏe mạnh hơn
- Bà nội dùng dao đỡ đẻ, trẻ sơ sinh bị rách đầu vệt dài
- Hiện tượng trẻ sơ sinh thở nhanh có là bệnh không?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua