Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trước tiên mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.
Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.
Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm các biểu tiêu chảy mẹ hãy để ý:
Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác
Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.
Nguyên nhân nào làm bé sơ sinh bị tiêu chảy?
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu bé bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:
Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
Không dụng nạp lactose: Lactose là một thành phần có trong sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ. Khi cơ thể trẻ sơ sinh không sản xuất đủ lactase, một loại enzyn cần thiết để tiêu hóa Lactose. Khiến cho hàm lượng Lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.
Rối loạn tiêu hóa: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức đôi lúc làm bé bị tiêu chảy. Hay thậm chí một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Đầu tiên để tránh mất nước, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.
Uống thêm khoảng 50-100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.
Bệnh có diễn biến rất nhanh, gây mất nước trầm trọng nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng nặng mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Một ngày trẻ sơ sinh có thể đi ngoài vài lần, kết cấu và màu sắc của phân đôi khi cũng khác nhau nên thường khiến mẹ lầm tưởng con gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu trẻ vẫn bú khỏe, ngủ tốt thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.
Tuy nhiên lại có một số mẹ tự ý điều trị và cho con uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam…dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về hệ tiêu hóa và các vấn đề thường gặp. Xác định rõ nguyên nhân cũng như biết cách nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sớm sẽ giúp chữa trị và chăm sóc bé đúng cách, giúp bé mau chóng hồi phục.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh, chuyện không phải mẹ nào cũng biết!
- Mùa hè có cần đi tất cho trẻ sơ sinh không?
- Da tiếp da không phải là hoàn hảo nhất cho tính mạng của trẻ sơ sinh
- Da tiếp da không phải là hoàn hảo nhất cho tính mạng của trẻ sơ sinh
- Lý do bất ngờ đằng sau chuyện trẻ sơ sinh gọi "Mẹ" hay "Bà" đầu tiên
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua