Tôi từng có ý định tự tử và làm hại chính con gái mình
Chắc hẳn đối với phụ nữ từng mang thai và sinh con, không ai còn xa lạ với căn bệnh trầm cảm sau sinh dù có mắc phải hay không. Đây là hiện tượng rối loạn cảm xúc thường khiến chúng ta mất kiểm soát về suy nghĩ, hành động của mình một cách ngoài mong muốn. Một vài trường hợp từ chối điều trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến bản thân người mẹ và con cái.
Cô Terra LaRock là từng bị trầm cảm sau khi sinh và câu chuyện của cô dành cho cho những người đã, đang hoặc chưa từng trải qua để có thêm cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này.
“Tôi nhớ rất rõ bản thân đã mất đúng 1 năm, 3 tháng, 29 ngày và 7 tiếng để có thể viết ra hành trình vượt qua nỗi ám ảnh trầm cảm sau khi sinh này. Trong suốt thời gian đó, tôi phải đối mặt với hàng ngàn nỗi buồn, sợ hãi và tức giận cùng cực. Suy nghĩ về những hành động kinh tởm có thể gây hại đến đứa con bé bỏng luôn đeo bám như thể chúng muốn bóp chết tôi. Nhất là cảm giác có lỗi khiến tôi đến tận ngày hôm nay mới đủ can đảm nhắc lại những chuyện đã qua.
Đầu tiên, tôi khẳng định tôi không phải là một người mẹ tồi. Tôi rất tận tâm yêu thương và chăm sóc con gái. Lần đầu tiên nhìn thấy nó, tôi biết đó là khoảng khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời. Tôi đã trao cho con bé sự sống và sự kết nối giữa chúng tôi giúp tôi cảm nhận được cảm giác thiêng liêng của thiên chức làm mẹ. Tôi có thể trải qua hàng giờ ngồi nhìn con để cố gắng ghi lại tất cả những hình ảnh ấy vào tâm trí của mình.
Ba ngày sau khi sinh, bệnh viện gửi một cô y tá đến nhà để theo dõi tình trạng của hai mẹ con tôi. Cô ấy cũng hướng dẫn tôi về việc quấn tã và phương pháp cho con bú. Thế nhưng, chẳng hiểu sao sự hiện diện của cô ấy lại làm tôi cảm thấy đôi chút khó chịu và bắt đầu cảm thấy bất an về những hành động của mình dành cho con. Khi cô y tá rời đi, tôi càng bối rối và sợ hãi hơn.
Khi cô y tá rời đi, tôi càng bối rối và sợ hãi hơn. (Ảnh: Internet)
Sau đó, những viễn cảnh kinh hoàng có thể xảy đến với con dần trở thành nỗi ám ảnh của tôi từ té cầu thang, đụng đầu vào cửa hay nghẹt thở trong lúc ngủ. Cảm giác như tất cả những trường hợp nguy hiểm tôi từng đọc được trên báo đài đều đang rình rập đứa trẻ của tôi. Khi đối mặt với một trong những điều đó, tim tôi đập mạnh hơn bình thường, bụng đau dữ dội, tay ra mồ hôi, thậm chí khó thở. Lúc đó, tôi phải liên tục tự nói rằng cơ thể và tâm trí mình chỉ đơn thuần đang bị stress và cần được nghỉ ngơi. Vài ngày sau, tôi khỏe hơn và dần lấy lại sự bình tĩnh.
Nhưng tình trạng ấy chỉ duy trì được 3 tháng và lần bộc phát tiếp theo thật sự kinh khủng hơn rất nhiều. Ở nhà chăm con suốt ngày khiến tôi chẳng thể nhanh chóng quay trở lại công việc như mong muốn. Khoảng thời gian ấy làm tôi bức bối, thậm chí nảy sinh nhiều ý nghĩ tiêu cực muốn tự tử hay làm hại chính con gái mình. Tôi tự nhủ bản thân phải ngưng ngay những suy nghĩ ấy song càng né tránh, chúng càng bùng cháy mãnh liệt hơn trong đầu tôi.
Dần dần, tôi không còn dám ẵm con vì sợ suy nghĩ ấy bất chợt biến thành hành động dẫn đến hậu quả khôn lường. Tôi nghĩ rằng nếu rời xa con một thời gian, tôi sẽ có thể giảm bớt những suy nghĩ điên rồ ấy. Nhưng thực tế, tôi vẫn phải cho con bú và chăm sóc nó mỗi ngày.
Trong suốt thời gian đó, tôi đã khóc rất nhiều và ban đêm chẳng thể nào chợp mắt được. Những suy nghĩ ấy đã chiếm lấy tôi, phủ nhận tất cả niềm tin cuộc sống và làm tan biến mơ ước trở thành một người vợ, người mẹ tốt của tôi. Tôi thật sự cảm thấy xấu hổ với chính mình.
Tôi chẳng thể kể với ai về chuyện này, kể cả chồng và mẹ ruột. Cảm giác như mọi người sẽ nghĩ tôi chẳng khác gì con quái vật nên tôi quyết định giữ im lặng. Tôi không muốn trông yếu đuối trong mắt người khác đồng nghĩa với việc tôi phải trở nên mạnh mẽ. Dù cố gắng đến đâu, tình trạng của tôi vẫn không khá khẩm hơn và kéo dài suốt hàng tháng trời. Tôi bắt đầu chia sẻ với chồng. Anh ấy cảm thông và giúp tôi tìm hiểu vấn đề này nhưng kể cả những lời khuyên chân thành cũng không làm tôi bớt cảm thấy đơn độc. Đến nước này, tôi đã không còn chịu nổi nữa.
Tôi quyết định tham gia lớp học trong vòng 10 tuần và cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt. Tôi đã có cơ hội nói lên nỗi lòng bấy lâu nay bị giữ kín và hơn thế nữa, tôi không cô đơn vì có đến 57% phụ nữ rơi vào trầm cảm sau khi sinh như tôi. Đồng thời, tôi được biết có rất nhiều chuyên gia ở trung tâm và bệnh viện luôn sẵn sàng cho chúng tôi những lời khuyên, thông tin bổ ích và hỗ trợ cả về mặt tinh thần. Tôi không hề biết đến khi tham gia những buổi tọa đàm như thế này và cảm giác mình là 1 trong 660 nghìn phụ nữ Mỹ trải qua trầm cảm sau khi sinh làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Sau vài tháng vật lộn với những suy nghĩ tiêu cực, tôi giờ đây đã lấy lại niềm yêu đời và tự tin ở bên cạnh, yêu thương con gái cũng như gia đình mình. Đó là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn với mong muốn mọi người sẽ không im lặng để đắm chìm vào cơn trầm cảm như tôi đã từng. Nên nhớ, bạn sẽ không cô đơn trong cuộc chiến với ý nghĩ ấy”.
- Bệnh trầm cảm sau sinh và cách phòng ngừa
- Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- Giảm giờ chơi sẽ tăng nguy cơ bị trầm cảm và rối loạn tâm lý ở trẻ em
- Mẹ trẻ đăng ảnh trầm cảm sau sinh kêu gọi phụ huynh ngừng 'sống ảo'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua