Tranh luận về ông bố Bắc Giang 2 năm tự tạo giấy khen cho con
Đăng lên Facebook mới đây, thành viên Bảo Nam viết: "Năm thứ 2 liên tiếp thằng con không được nhà trường công nhận bé khoẻ, bé ngoan. Bố lại phải làm nhiệm vụ cao cả hơn nhà trường". Kèm theo là bức ảnh tờ giấy khen tự tạo để trao cho con.
Bức ảnh thú vị này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý. Chỉ sau khoảng một giờ đăng lên, bài viết này đã có cả nghìn người thích và hàng trăm bình luận. Hầu hết đều khen ông bố này sáng tạo và đáng yêu.
Tuy nhiên cũng có thành viên cho rằng đây là một việc không nên làm: "Tự tạo giấy khen tặng cho con là đang dạy trẻ coi trọng thành tích", một người viết. Có thành viên còn cho rằng đây là một hành động không trung thực và không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Giải thích về điều này, Bảo Nam cho biết người tạo ra giấy khen này là anh trai chị, đang sống tại Bắc Giang. Hai năm đi học, bé Hoàng Giang không được giấy khen và cậu bé rất buồn khi con chỉ là thiểu số trong lớp như vậy.
"Đi tổng kết, các bạn được giấy khen mà bé không được nên tủi thân. Anh chị tôi đã viết cái giấy đó để mang niềm vui đến cho bé", Bảo Nam chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý Minh Hoa (đường dây tư vấn tâm lý 1088 TP HCM) cho biết, những đứa trẻ do chưa thực sự nhận thức được vấn đề, nên sẽ rất buồn khi bạn có giấy khen mà con không có.
"Điều quan trọng khi làm việc này là giải thích cho trẻ hiểu, chúng có những điểm tốt, đáng được ghi nhận. Trẻ chỉ cần hoàn thiện hơn nữa những mặt còn chưa tốt là được", nhà tâm lý nói.
Theo nhà tâm lý, việc ông bố làm giấy khen tặng con theo cách trên là để trẻ vui vẻ, không bị tổn thương so với các bạn và không có mối liên hệ nào với "bệnh thành tích", hoặc thiếu trung thực cả.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Con thành đạt nhờ ba 'nói không với bệnh thành tích'
- Vì bệnh thành tích, cô dạy trò... giả dối?
- Sai lầm khi khen ngợi khiến con coi thường người lớn trong nhà
- 5 nguyên tắc khen con của mẹ 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam
- Thủ tướng gửi thư khen ngợi các cô giáo cứu trẻ mầm non trong lũ
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua