Sai lầm khi khen ngợi khiến con coi thường người lớn trong nhà
Duy Khánh thông minh từ bé. 2, 3 tuổi, chỉ cần nghe đọc truyện 1 lần là cậu thuộc làu làu, nhắc không sai một chữ. 5 tuổi, cậu làm toán siêu hạng, thách thức những bài đố của người lớn. Thế nên, mọi người trong nhà ai cũng cưng chiều cậu, luôn “đưa cậu lên mây” bằng những lời tung hô trên trời: "Con quá thông minh, quá giỏi, giỏi hơn mọi cậu bé khác", "con cực kỳ xuất sắc, vô cùng tuyệt vời, chẳng có đứa bé nào ở đây có thể vượt được con"…
Duy Khánh luôn đạt kết quả cao trong học tập: Giải nhất tỉnh, giải quốc gia, là học sinh trường chuyên. Những điều đấy đủ khiến ông bà, bố mẹ, những người họ hàng “đưa em lên tận mây xanh”, vẽ ra cho em một tương lai vô cùng sáng lạn.
Thế nhưng, càng lớn, Duy Khánh càng tỏ ra tự mãn, coi mình là nhất và chẳng nể phục ai bao giờ. Cậu luôn tìm cách chê bạn bè ở điểm này điểm kia dù họ cũng “ngang tài ngang sức” với cậu. Với những người bạn học giỏi hơn thì cậu chê họ học giỏi, nhưng lù đù, chỉ biết cắm đầu vào học, giao tiếp kém, không năng động. Với những bạn không học trường chuyên, cậu coi thường ra mặt, cho rằng không đủ “trình” để cậu nói chuyện, kết bạn.
Tung hô con nhiều khiến con tự mãn, coi thường người khác. Ảnh minh họa internet
Điều buồn hơn là cậu coi thường những người thân trong nhà, những người một thời tung hô cậu bằng những mỹ từ đẹp nhất. Cậu chê bai ông bà lạc hậu, không biết chuyện của xã hội hiện đại và cậu tỏ thái độ không muốn nói chuyện. Cậu chê người mẹ làm giáo viên “suốt ngày chỉ biết mấy chuyện dạy học, tầm nhìn không ra khỏi cổng trường”.
Cậu tranh luận với những người cậu và dì bằng sự bảo thủ, cho rằng chỉ mình là đúng dù đó là những câu chuyện vượt ngoài tầm hiểu biết của cậu. Thế nên, ai cũng cảm thấy ức chế khi nói chuyện với cậu và thường tránh tranh luận để xảy ra mâu thuẫn. Mọi người nhận ra, chính sự tung hô lên trời đã khiến con, cháu của mình kiêu ngạo và coi thường người khác.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi bố mẹ dành cho con những lời khen quá mức như “đặc biệt hơn trẻ khác” và “xứng đáng với những điều đặc biệt trong cuộc sống” hay “con là tấm gương sáng cho những trẻ khác noi theo… thì con trở nên tự mãn.
Giáo sư Eddie Brummelman (Đại học Amsterdam, Hà Lan) cho biết, bố mẹ có thể có ý tốt khi nói với con rằng trẻ thật đặc biệt, nhưng việc này lại cổ vũ cho sự tự mãn chứ không phải là lòng tự trọng, tự tin ở trẻ.Thay vì khuyến khích trẻ tự tin vào chính mình, việc đánh giá quá mức có thể vô tình thúc đẩy tính kiêu ngạo ở trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
5 nguyên tắc khen con của mẹ 'thần đồng' Đỗ Nhật Nam
- Những kiểu khen con của cha mẹ hóa sai lầm
- Dạy con về chánh niệm qua bức tâm thư gửi con trai của Wong Li-lin
- Dạy con tự học từ sớm để con luôn tự tin và sáng tạo
- Dạy con cảnh giác nhưng đừng quên mộng mơ 'phi lý'
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua