Dòng sự kiện:

Trẻ ăn thô sớm có hại gì cho dạ dày con không?

Theo PLXH
08:02 15/03/2017
Có nhiều bố mẹ cho con ăn dặm sớm từ 4-5 tháng trở đi, đây là điều không cần thiết và thậm chí còn gây hại cho trẻ.

Các chuyên gia y tế và chuyên gia sữa mẹ thống nhất rằng, bố mẹ nên chờ đến khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi rồi hãy cho ăn dặm. Hiện đã có một số lượng lớn các nghiên cứu về vấn đề này, và hầu hết tất cả các tổ chức y tế đều đã cập nhật những khuyến cáo của mình để thống nhất với các nghiên cứu mới hiện nay.

Ăn thô sớm không hại dạ dày con, ăn dặm sớm mới gây hại. (Ảnh: theAsianparent)

Những tổ chức sau đây khuyến cáo rằng tất cả trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (không ngũ cốc – như người Việt thì là cháo, không nước trái cây hay bất kì loại thực phẩm nào, ngay cả nước lọc cũng không cần thiết):

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

UNICEF (Tổ chức bảo vệ trẻ em)

American Academy of Pediatrics (Viện nhi khoa Mỹ)

American Academy of Family Physicians (Viện bác sĩ gia đình Mỹ)

Australian National Health and Medical Research Council (Tổ chức nghiên cứu và y tế Úc)

Health Canada (Sức khoẻ Canada)

Hầu hết các bé đều sẽ sẵn sàng cả về thể chất lẫn sinh lý để bắt đầu việc ăn dặm trong khoảng thời gian 6-9 tháng tuổi. Đối với một số bé thì trì hoãn lâu hơn 6 tháng có thể là một điều tốt; điển hình là một số bác sĩ sẽ khuyên bắt đầu cho con ăn dặm sau 12 tháng nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng thực phẩm (trường hợp này không phổ biến).

Những lý do nên trì hoãn việc cho con ăn dặm

Mặc dù một số những lý do dưới đây được nghiên cứu cho những bé được bú mẹ hoặc bú mẹ hoàn toàn, nhưng các chuyên gia khuyên rằng trẻ uống sữa công thức cũng không nên cho con ăn dặm sớm.

1. Bảo vệ bé khỏi bệnh tật

Mặc dù trẻ sẽ vẫn tiếp tục nhận được nhiều chất miễn dịch từ sữa mẹ nếu cứ tiếp tục bú, nhưng lúc nhận được nhiều miễn dịch nhất là lúc bé được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ chứa hơn 50 yếu tố miễn dịch được biết đến và có lẽ còn rất nhiều nữa mà khoa học vẫn chưa rõ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong hơn 4 tháng đầu đời ít có nguy cơ bị viêm tai hơn trẻ được bú mẹ và bổ sung ăn dặm sớm, đến 40%. Khả năng bị bệnh đường hô hấp xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong thời thơ ấu sẽ được giảm đáng kể nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 15 tuần đầu và không có thức ăn nào được giới thiệu trong thời gian đó (Wilson, 1998). Rất nhiều nghiên cứu khác đã tìm được liên kết giữa việc cho con bú hoàn toàn và nhiều lợi ích sức khoẻ.

Có nhiều lý do để trì hoãn việc cho con ăn dặm. (Ảnh: theAsianparent)

2. Cho thêm thời gian để hệ thống tiêu hoá của trẻ được trưởng thành

Nếu cho trẻ ăn dặm trước khi hệ thống cơ thể của trẻ sẵn sàng để hoạt động thì trẻ sẽ bị khó tiêu và sẽ gây ra những phản ứng khó chịu (rối loạn tiêu hoá, bụng đầy hơi, táo bón…). Protein tiêu hoá của trẻ nhỏ chưa được hoàn chỉnh. Acid dạ dày và pepsin được tiết ra khi sinh và sẽ tăng dần trong 3, 4 tháng đầu để đạt đến tiêu chuẩn như của một người lớn. Các men tuỵ enzyme đến khoảng 6 tháng mới đạt được mức độ phù hợp để tiêu hoá tinh bột. Các enzyme carbohydrate như maltase, isomaltase, và sucrase đến khoảng 7 tháng mới đạt mức độ trưởng thành. Trẻ còn quá bé có lipase và muối mật chỉ ở mức độ thấp, vì vậy đến 6-9 tháng tuổi mới tiêu hoá được chất béo.

3. Giảm nguy cơ bị dị ứng thực phẩm

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, kéo dài thời gian con bú mẹ hoàn toàn sẽ giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Từ khi sinh ra cho đến khoảng 4-6 tháng tuổi, ruột của trẻ có hiện tượng gọi là “ruột mở”. Điều này có nghĩa là không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn, bao gồm các proteins nguyên chất và cả mầm bệnh dễ dàng đi trực tiếp vào máu. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể có lợi để giúp truyền protein vào máu trực tiếp hơn, nhưng điều này cũng có nghĩa là các protein lớn từ những thực phẩm dẫn đến dị ứng cho trẻ và mầm bệnh cũng sẽ dễ dàng vượt qua để vào.

Trong thời gian 4-6 tháng, khi ruột vẫn ở trạng thái “mở”, các kháng thể (sIgA) từ sữa mẹ sẽ bao bọc đường tiêu hoá của trẻ và cung cấp miễn dịch thụ động, giảm khả năng mắc bệnh và dị ứng trước khi hiện tượng “ruột đóng” xảy ra. Trẻ bắt đầu tự mình sản xuất các kháng thể này lúc khoảng 6 tháng tuổi, và hiện tượng “ruột đóng” cũng sẽ xảy ra cùng thời điểm.

4. Bảo vệ trẻ khỏi bị thiếu máu – thiếu sắt

Việc cho bé bổ sung sắt từ thuốc bổ hoặc thực phẩm trong 6 tháng đầu đời giảm khả năng hấp thụ sắt của bé. Trẻ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh, và được bú mẹ hoàn toàn trong cả 6 – 9 tháng đầu đời vẫn duy trì được hemoglobin và sắt dự trữ một cách bình thường.

Trong một nghiên cứu (Pisacane, 1995), các nhà nghiên cứu kết luận rằng trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng (và không được bổ sung sắt từ bên ngoài) thì lúc một tuổi có độ hemoglobin cao hơn đáng kể so với trẻ bú sữa mẹ mà được ăn dặm trước 7 tháng. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy trường hợp thiếu máu nào trong năm đầu của trẻ được bú hoàn toàn trong 7 tháng, và đã kết luận rằng cho trẻ bú hoàn toàn trong 7 tháng đầu sẽ giảm nguy cơ thiếu máu.

Cho trẻ ăn dặm sớm sẽ tạo nguy cơ tăng lượng mỡ trong cơ thể và cả cân nặng. (Ảnh: Babycenter)

5. Giúp trẻ chống bệnh béo phì trong tương lai

Cho trẻ ăn dặm sớm sẽ tạo nguy cơ tăng lượng mỡ trong cơ thể và cả cân nặng. Bệnh béo phì có thể gây huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh đường hô hấp và nhiều bệnh khác nữa.

6. Giúp mẹ duy trì lượng sữa cho con bú

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ăn dặm, thức ăn sẽ thay thế sữa chứ không cộng thêm vào lượng sữa trẻ đang uống. Trẻ càng ăn nhiều thức ăn thì sẽ càng bú ít sữa, và càng bú ít thì mẹ sẽ càng ít sữa đi. Trẻ ăn nhiều thức ăn hoặc ăn sớm sẽ có xu hướng cai sữa sớm.

7. Giúp ngừa thai

Điều này chỉ có hiệu lực nhất trong thời gian mẹ đang cho con bú hoàn toàn.

8. Giới thiệu việc ăn dặm với con được dễ dàng hơn

Khi trẻ được ăn dặm muộn hơn, trẻ sẽ có thể tự đút cho mình và ít khả năng bị dị ứng với thực phẩm hơn.

9. Những lý do khác

Trẻ trong 4 tháng đầu đời có phản xạ đẩy lưỡi ra khi có vật nào chạm vào miệng để tránh nguy cơ bị hóc. Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ sẽ chỉ nhè thức ăn ra. Từ 4-6 tháng phản xạ này sẽ mất dần đi để giúp trẻ nuốt thức ăn.

Trẻ cần biết ngồi độc lập hoặc ngồi với rất ít hỗ trợ mới nên ăn dặm. Khi cho trẻ ăn trong tư thế nằm (như lúc bú), chúng sẽ dễ hiểu nhầm với lúc ngủ hoặc mệt mỏi và sẽ không hứng thú. Hơn nữa, ngồi thẳng khi ăn sẽ giảm nguy cơ bị hóc.

Trẻ trước 4 tháng chỉ biết mút chứ chưa biết nhai (trẻ có thể nhai bằng lợi, không nhất thiết phải có răng mới nhai được). Từ 4 tháng trở ra trẻ sẽ chảy nhiều miếng. Nước miếng là enzymes để giúp trẻ tiêu hoá thức ăn.

Nguồn: Gia đình Việt Nam