Dòng sự kiện:

Trẻ bị bệnh sởi nên kiêng gì?

10:02 04/05/2017
Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh sởi hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mẹ cho trẻ tiêm phòng vắc xin khi trẻ được 9 tháng tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, phổ biến ở trẻ em. Sởi lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Đây là thời điểm độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.

Bệnh sởi có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắcxin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

Thông thường, trẻ bị sởi chỉ 1 lần duy nhất, do đó trẻ em từ 1-4 tuổi rất dễ gặp bởi vì thời gian này hệ thống miễn dịch của bé chưa hoàn chỉnh, cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vì sữa mẹ miễn dịch do bệnh nên khả năng là rất thấp, trong khi người lớn đã có bệnh khi họ lớn lên bé thường không mắc bệnh này một lần nữa. 

Trẻ bị bệnh sởi thường mắc bệnh vào mùa đông và mùa xuân nhiều nhất

Trẻ bị bệnh sởi kiêng gì?

Bệnh sởi không có thuốc đặc trị, và là bệnh lành tính, do đó khi trẻ mắc bệnh, biện pháp chủ yếu là chăm sóc, bồi bổ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, nó có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ tử vong.

Quá trình phát bệnh của bệnh sởi trong lâm sàng thường chia thành các thời kỳ: thời kỳ sốt, thời kỳ xuất hiện mẩn mụn, thời kỳ hồi phục. Do vậy, trong mỗi thời kỳ khác nhau cũng cần phải chú ý kiêng kị những thư khác nhau.

Thời kỳ sốt

Thời kỳ này thường sốt, ho, chảy nước mắt nước mũi, biếng ăn hoặc bị tiêu chảy. Nếu cho trẻ uống nhiều nước, chủ yếu là cho ăn thức ăn thanh đạm dễ tiêu hoá, kiêng ăn cá, thịt, tôm, gà… là những thức ăn béo, tanh, vị đậm.

Trong đó phải kiêng nhất là thức ăn xào rán thô và đồ tanh. Bởi vì loại thức ăn này vị đậm dễ sinh thấp hoá nhiệt làm cho khí cơ bị tắc, gây tổn thương cho dạ dày và ruột; nhiệt độc nội ngưng, sốt không dứt, nôn trớ tiêu chảy nặng thêm; trẻ bị nặng có thể sốt cao, hôn mê, co giật và ảnh hưởng tới quá trình khỏi bệnh. Và bởi vì bệnh này là nhiệt bệnh, do vậy nên kiêng các thứ cay nóng khô thơm để tránh động hoả hại dịch thể làm cho bệnh nặng thêm.

Thời kỳ xuất hiện mụn

Thời kỳ này ăn uống là hết sức quan trọng, có liên quan tới việc xuất hiện mẩn mụn và khỏi bệnh. Đông y cho rằng, phi nhiệt của bệnh không phát, tráng nhiệt, khô khát miệng, ra mồ hôi đều là biểu hiện tốt, độc tố đã được thoát ra ngoài. Các triệu chứng phát bệnh sởi đều xung quanh việc xuất hiện mụn mẩn.

Do vậy việc đầu tiên để điều trị bệnh này chính là làhttp://benhsoi.com/m cho mẩn độc nhanh chóng mất đi khi mẩn mụn thoát ra ngoài. Do vậy, trước và sau thời kỳ xuất hiện mụn mẩn, trẻ ngoài việc kiêng ăn những thức ăn ở thời kỳ sốt, còn cần phải kiêng đồ uống lạnh, hoa quả tươi lạnh hoặc hoạ mai, mai chua… để tránh làm tắc trở và hồi phục nhiệt độc, phòng mụn mẩn không thoát, nhiệt độc nội ngưng, mẩn độc không được tiết ra ngoài và gây nên biến chứng (nghịch chứng), nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Thời kỳ hồi phục

Thời kỳ này thường thấy mẩn mụn đã thoát, giảm sốt, bệnh tiến triển tốt và dần dần hồi phục. Thời kỳ này bố mẹ thường hay quên kiêng kị cho trẻ, cho rằng bệnh đã khỏi và cho trẻ ăn nhiều để hồi phục sức khoẻ. Do vậy cần phải chú ý kiêng kị trong thời kỳ này.

Bởi vì trẻ trải qua 2 thời kỳ bị bệnh trên, chức năng tì vị đã bị tổn thương, mặc dù bệnh đã khỏi, nạp cốc thơm lên. Nhưng chức năng tiêu hoá hấp thụ của tì vị vẫn đang ở thời kỳ khôi phục. Nếu lúc này không chú ý kiêng kị gây nên thực phục tức sốt trở lại hoặc bị tiêu chảy, nôn trớ, đau dạ dày và đau bụng dẫn đến bị viêm dạ dày và ruột, tiêu hoá kém. Do vậy, trong thời kỳ cũng cẩn phải kiêng kị như 2 thời kỳ trên và dần dần cho trẻ ăn uống nhiều lần cho đến lúc bình phục hoàn toàn.

Theo gia đình Việt Nam