Trẻ bị sốt siêu vi cần chăm sóc như thế nào?
Thăm khám bác sĩ ngay khi trẻ có biểu hiện sốt siêu vi
Bất kì bệnh gì đi nữa, nếu muốn khỏi bệnh nhanh và an toàn tính mạng thì cần phải được chẩn đoán và chữa trị ngay từ đầu. Bác sĩ là người có trình độ chuyên môn, bạn chỉ nên nghe theo bác sĩ khi con bạn bị ốm. Tuyệt đối đừng chủ quan và áp dụng các phương pháp chăm sóc dân gian nhé.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bồi bổ dinh dưỡng
Bố mẹ phải hiểu, sốt siêu vi hiện nay không có thuốc đặc trị, vì vậy, muốn trẻ nhanh khỏi và hạn chế các trường hợp co giật xảy ra bạn cần phải tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau, đậu trái cây. Bạn có thể nấu cháo thịt, rau củ nhuyễn và chia thành nhiều bữa để trẻ dễ ăn và đề phòng trường hợp bị ói.
Tích cực cho trẻ uống nước, đặc biệt là nước hoa quả vì khi sốt cao, cơ thể mất rất nhiều nước. Việc thiếu nước có thể khiến trẻ lên cơn co giật.

Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi bằng cách giúp trẻ hạ sốt
Nếu trẻ sốt quá cao, hãy chủ động dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt quá cao, trên 38 độ bạn nhé và chỉ nên dùng cách 6 giờ đồng hồ để đảm bảo an toàn.
Trong nhà nhất định phải có một chiếc nhiệt kế tốt để kiểm tra sức khỏe của con thường xuyên.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ thì bố mẹ nên nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn của trẻ. Cách này sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn so với cách uống.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần dùng khăn, thấm nước ấm để hạ sốt cho trẻ. Bạn có thể dùng khăn lau trên trán, kẹp vào 2 nách, bẹn và lau liên tục khắp người của trẻ.
Thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bị sốt, bố mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng của trẻ. Trẻ sốt như thế nào, mức độ nôn ói ra sao, tiểu tiện, đại tiện có gì bất thường… bạn đều phải theo dõi. Nếu trẻ có gì bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để chăm sóc trẻ kịp thời nhé!

Xử lý đúng khi trẻ bị co giật
Co giật là một trong những biểu hiện khi trẻ sốt quá cao và nếu không xử lý đúng cách, trẻ rất dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. Vậy, phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị co giật?
Trước tiên, bạn cần phải bình tĩnh, đặt trẻ nằm tại một nơi an toàn và nằm nghiêng để nếu có đàm thì dễ trào ra ngoài.
Tuyệt đối không được tập trung nhiều người xung quanh trẻ vì có thể khiến trẻ bị thiếu oxi. Không cho trẻ ngậm vật cứng như muỗng mà mọi người thường nói, không vắt chanh vào miệng trẻ vì lúc này trẻ không nuốt được.
Bố mẹ cần phải là người chủ động quan sát kĩ các triệu chứng của trẻ khi bị co giật, là co giật toàn thân hay một bộ phận, trẻ có bị nôn ói trong khi co giật không? Sau đó, bạn cần đưa con mình đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời và có hướng điều trị tiếp theo. Lưu ý, khi gặp bác sĩ bạn cần báo rõ tình trạng của trẻ để bác sĩ nắm và chẩn đoán đúng.
Với 5 cách chăm sóc khi trẻ bị sốt siêu vi trên đây, cha mẹ có thể yên tâm phần nào khi con trẻ bị bệnh. Nếu chăm sóc tốt và chỉ là sốt siêu vi lành tính ở trẻ nhỏ thì trẻ sẽ nhanh hết sốt trong vòng vài ngày.
Thu Chang (T/H)
Link nguồn:
https://giadinhvietnam.com/tre-bi-sot-sieu-vi-can-cham-soc-nhu-the-nao-d158395.html
Theo giadinhvietnam.com
70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua