Trẻ chậm biết bò có cần phải đưa đi khám dinh dưỡng không?
Biết bò là một cột mốc trong lịch trình sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng, có những trẻ biết bò sớm, một số khác lại chậm. Quá trình này diễn ra lúc trẻ được khoảng 6 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi, vài trẻ có thể sẽ học bò muộn hơn 8 tháng tuổi một tí. Cha mẹ nên biết rằng, có những đứa trẻ di chuyển không bằng cách bò mà lại trườn bằng việc ngồi lê mông hoặc những hình thức khác nữa. Mục đích chính của chúng chỉ là để di chuyển chứ không nhất thiết phải đúng với cách truyền thống là dùng tay, đầu gối, bụng để xê dịch.
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi con mình đã ngoài 8 tháng mà vẫn chưa thể bò được, thậm chí có trường hợp trẻ cũng chưa ngồi được. Các bậc cha mẹ lo sợ con trẻ bị còi xương nên muốn bổ sung thêm nhiều thực phẩm để hỗ trợ. Tuy nhiên, lựa chọn thực phẩm nào cũng là vấn đề khiến bậc làm cha, làm mẹ đau đầu. Thậm chí còn đưa con đi khám dinh dưỡng vì sợ con thiếu chất gì đó.
Trẻ chậm biết bò khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng (Ảnh minh họa)
Chia sẻ trên Vnexpress, BS Hoàng Thanh Thủy (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng I) cho biết, với trẻ 6-9 tháng tuổi, chế độ ăn hàng ngày nói chung nên có 2-3 bữa bột đặc đủ 4 nhóm dinh dưỡng với lượng thực phẩm cho mỗi chén bột là một muỗng ăn cơm nhóm đạm (thịt hay cá, tôm, trứng, đậu hũ...) băm nhuyễn, một muỗng ăn cơm rau xanh băm nhuyễn và một muỗng ăn cơm dầu ăn hay mỡ.
Trẻ qua tháng thứ 9 chuyển tập ăn cháo nấu nhừ. Tiếp tục cho bú sữa mẹ và cho uống thêm sữa công thức để tổng lượng sữa ước tính khoảng 700 ml. Ngoài ra cho trẻ ăn một ít trái cây tươi loại ngọt, mềm như chuối, đu đủ, nước cam...
Trẻ ăn và uống như trên đã cung cấp đủ nhu cầu canxi của cơ thể, tuy nhiên cần phải phơi nắng sớm khoảng 20 phút mỗi sáng để có đủ vitamin D cho cơ thể hấp thu canxi.
Không phải đứa trẻ nào cũng trải qua giai đoạn bò
‘Nếu trẻ không biết đi, các bậc phụ huynh nên lo lắng, còn nếu chúng chẳng bò, thì hãy xem như không có chuyện gì xảy ra’, đó là kết luận của Giáo sư David P. Tracer, một nhà nhân chủng học của Đại học Colorado tại Denver (Mỹ) khi nghiên cứu hiện tượng trẻ học bò, và tìm hiểu tại sao có những đứa trẻ lại bỏ qua giai đoạn này.
Các chuyên gia về sự phát triển của trẻ cũng cho biết, ngày càng thấy rõ rằng trẻ con không cần phải học bò. Thậm chí nhiều bé đang bỏ qua giai đoạn này.
Theo Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua