Trẻ đóng bỉm có dẫn đến vô sinh như lời đồn không?
Trẻ từ 1-3 tuổi đóng bỉm như thế nào?
Bé Nấm là con đầu lòng của vợ chồng anh chị Thọ, Hưng (ở Hà Đông, Hà Nội) nên được ông bà chăm sóc rất kỹ lưỡng. Trước khi Nấm chào đời, chị Hưng rất được lòng mẹ chồng. Mọi người vẫn nói chị có phước khi có được mẹ chồng tâm lý, lại chẳng bao giờ để ý, soi mói. Nhưng từ ngày có cháu, bà lại hay để ý cách chăm con của chị. Từ những chuyện cho cháu bà ăn thế nào, tắm ra sao… đến chuyện quấn tã, đóng bỉm của bé.
Chị Hưng đóng bỉm cho con từ lúc mới sinh. Thấy vậy, bà nội Nấm tỏ ý không vừa lòng. Bà sợ đóng bỉm nhiều sẽ làm chân vòng kiềng đến “hỏng hết máy móc” của con bé sau này ảnh hưởng đến việc sinh sản nên nhất định không cho chị đóng bỉm cho cháu. Cuối cùng không ai chịu ai, thế nên Nấm được thực hiện “hai chế độ”. Ngày nào chị Hưng ở nhà sẽ đóng bỉm cho con cả ngày, còn nếu bà nội trông cháu thì Nấm sẽ được “thả rông”. Điều này khiến chị phải vất vả hơn trong việc giặt giũ vì con tè liên tục nên phải thay quần suốt, trong nhà thì luôn có mùi khai.
Đóng bỉm không gây nên chân vòng kiềng cho trẻ. Ảnh: T.G
Cùng cảnh như chị Hưng, mẹ chồng chị Nguyễn Thị Thắm (ở Hoàng Mai, Hà Nội) cũng nhất quyết không đóng bỉm cho cháu. Nghe mấy bà bạn nói dùng bỉm hay tã giấy sẽ làm hẹp bao quy đầu, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này và khiến chân vòng kiềng của cháu đích tôn, thế là từ đó, mặc chị Thắm có thuyết phục đủ các kiểu như đóng bỉm vừa sạch sẽ, tiện lợi mà ông bà cũng đỡ phải vất vả, nhưng nói đến “đứt cả lưỡi” mà bà cũng chẳng chịu nghe, thậm chí còn quay ra gắt gỏng: “Ngày xưa, tôi nuôi chồng cô cứ để thả tự do, thi thoảng xi tè vẫn sạch sẽ có mất cái bỉm nào đâu. Giờ có bỉm tiện lợi cho bố mẹ nhưng hại cho tương lai của con. Cô không hầu thì để bà già này hầu”.
Theo bác sĩ nam khoa Nguyễn Hoài Bắc (Bệnh viện ĐH Y Hà Nội), chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc dùng bỉm có thể gây vô sinh cho các bé trai. Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinhvà trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn, chỉ có chức năng vệ sinh chứ chưa có khả năng sản xuất tinh trùng.
Sự tăng trưởng của các nội tiết tố nam testosterone mới kích thích sự sản sinh tinh trùng khi bước vào giai đoạn dậy thì khoảng 12-14 tuổi. Các yếu tố bên ngoài lúc này như chế độ dinh dưỡng, mặc đồ bó sát hay ngồi nhiều, tiếp xúc với môi trường nóng... mới có thể tác động tới số lượng, chất lượng tinh trùng. Bởi vậy, từ khi sinh đến lúc bé 3 tuổi, khi các mẹ đóng bỉm cho con sẽ không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bé sau này.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, dù không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhưng đóng bỉm nhiều, không đúng cách và vệ sinh không hợp lý có thể khiến bé dễ bị hăm, viêm, nhiễm nấm ở “vùng kín”. Trên thực tế, tại các khoa nhi, bệnh viện nhi, không ít trẻ được mang tới khám vì bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu do đóng bỉm nhiều, không vệ sinh sạch sẽ. Biểu hiện dễ thấy là da vùng đóng bỉm ửng đỏ, thậm chí loét. Có trẻ còn có biểu hiện dị ứng với bỉm.
Trẻ bị chân vòng kiềng do nhiều nguyên nhân
ThS.BS Nguyễn Thu Nguyệt cho rằng, việc đóng bỉm hay tã giấy không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Trẻ bị chân vòng kiềng là do chế độ dinh dưỡng và phương pháp nuôi của cha mẹ, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến như: Trẻ thiếu Vitamin D nên dẫn đến còi xương và khi trẻ bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu áp lực của cơ thể nên rất dễ bị vòng kiềng.
Cha mẹ cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm hoặc cha mẹ thường xuyên địu trẻ trên lưng, bế cắp nách trẻ.
Trẻ bị béo phì và có cân nặng quá tải đối với chân khiến chân dễ bị vòng kiềng.
Trẻ bú mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, khả năng kiểm soát cơ tròn (cơ thắt hậu môn, cơ niệu đạo) rất hạn chế. Do đó, trẻ sẽ bài tiết (tống phân, nước tiểu) theo nhu cầu, ngay lập tức mà không có khả năng trì hoãn. Vì vậy, việc đóng bỉm là cần thiết đối với trẻ nhằm tránh bị ướt nhiều lần trong ngày. Nguy cơ bị hăm tã là hoàn toàn có thể nhưng nếu sử dụng đúng cách, bạn có thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ này.
Khi cho trẻ dùng bỉm, nếu thấy có những biểu hiện như quấy khóc, bứt rứt, hay lấy tay dứt bỏ bỉm, cha mẹ cần kiểm tra xem bỉm có quá chật với trẻ không, có khiến bé khó chịu hay gây mẩn đỏ, dị ứng không? Trường hợp trẻ bị kích ứng, viêm da, cần đưa trẻ đi khám, tránh tự ý bôi các loại thuốc gây ảnh hưởng đến trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo, cong chân sinh lý không cần tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh. Với những trẻ có dáng đi xấu, chân vòng kiềng… càng phát hiện sớm khả năng hồi phục càng nhanh và triệt để.
Với trẻ bị biến dạng nhẹ, hiện những phương pháp tập luyện với kỹ thuật thích hợp của các cơ sở y tế, sự hướng dẫn bài bản như đi đứng chạm đầu gối, bàn chân chạm gót chữ V... sẽ giúp trẻ tìm lại dáng đi hoàn toàn bình thường. Trường hợp trẻ bị biến dạng nặng nề, các bác sĩ có thể chỉ định bó bột xương, dùng dụng cụ hỗ trợ tập luyện như nẹp, máng nhựa… để chỉnh hình.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 6 bí kíp đi siêu thị được tiết lộ bởi các bà nội trợ khó tính trên thế giới
- Bố mẹ nên cẩn trọng khi trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
- Mải chơi điện tử trên điện thoại đang sạc, bé 9 tuổi ngực cháy đen sì
- Bảo mẫu dùng chăn bịt mũi trẻ đến chết vì không... ngủ trưa
- Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm mà các mẹ hay mắc phải khi chăm trẻ sơ sinh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua