Trẻ học múa sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển toàn diện
Bạn có từng tự hỏi, cách tốt nhất để khơi dậy năng lượng vô biên trong con mình là gì? Mặc dù các môn thể thao đồng đội truyền thống là cách tốt để khơi dậy nguồn năng lượng ấy; nhưng chúng lại chưa phù hợp với một số trẻ nhỏ. Cho trẻ học múa là một giải pháp thay thế tuyệt vời. Nhảy múa dành cho mọi trẻ em, đặc biệt là các con thuộc 5 nhóm đối tượng nhất định phải học nhảy múa.
Trẻ học múa từ lúc xíu xiu
Ở tuổi 3–4, trẻ chưa thể tham gia nhiều hoạt động thể chất, nhưng trẻ học múa thì có thể. Theo cô Debbie Morris, một vũ công và là một giáo viên mầm non người Mỹ, 3 là độ tuổi thích hợp nhất để bạn đăng ký cho con vào một lớp học khiêu vũ.
Tuổi này, trẻ đã có thể tách khỏi cha mẹ và biết cách hòa đồng trong một nhóm. Đấy là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với khiêu vũ.
Nếu con bạn đã lỡ độ tuổi hoàn hảo ấy, 8, 9, hay 10 tuổi vẫn chưa muộn để bắt đầu. Trẻ học múa tốt nhất bằng cách thực hành. Vì lý do đó, các lớp nhảy múa có thể mang lại lợi ích cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Trẻ thừa cân, béo phì
Khiêu vũ là một hoạt động thể chất cao. 30 phút múa đương đại đốt cháy 293 calo nhiều hơn cả đi bộ (264), đá bóng (258 và bơi lội (249). Trẻ học múa sẽ không có cảm giác bị “tra tấn” như tập thể dục mà đốt cháy calo vui vẻ.
Tiến sĩ Nick Smeeton, từ Đại học Brighton, nói: “Vũ điệu không chỉ làm tăng cảm giác tích cực và giảm cảm xúc tiêu cực; là những tác động tiêu biểu của tập thể dục. Hơn thế nữa, nhảy múa còn thực sự làm giảm cảm giác mệt mỏi”. Theo Pro Dance Center, thực hành khiêu vũ thường xuyên có thể làm tăng tính linh hoạt; khả năng chuyển động, sức mạnh thể chất và sức chịu đựng của trẻ.
Đối với trẻ thừa cân, nhảy múa giúp trẻ giảm cân và cải thiện thói quen ăn uống. Nếu muốn trẻ giảm cân nhanh; bạn hãy cho trẻ học múa jazz và hip hop bởi nó vui nhộn; tiết tấu nhanh đòi hỏi trẻ phải vận động nhiều hơn.
Trẻ nhút nhát
Ngoài hoạt động thể chất, khiêu vũ cũng là một hoạt động có tính xã hội cao. Đây là hoạt động vui chơi cho trẻ tập thể dục cả cơ thể và tâm trí.
Các bài học khiêu vũ giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội; học cách làm việc nhóm, kết bạn mới, phát triển sự tin tưởng và hợp tác tốt cùng các bạn. Nếu con bạn nhút nhát, cho trẻ học múa có thể khuyến khích bé tiếp cận nhiều hơn với những người bạn cùng tuổi; giúp giảm bớt lo lắng, bối rối khi tiếp xúc hay giao tiếp với người mới.
Bên cạnh đó, trẻ học múa là học cách diễn giải âm nhạc và kể chuyện qua cơ thể. Nếu trẻ thích nghi với các chuyển động và tư thế cần thiết trong khiêu vũ, con bắt đầu có cảm giác tốt hơn về cơ thể của mình. Khi thoải mái, bé tự tin thể hiện bản thân; trở nên bản lĩnh, mạnh dạn hơn; kể cả lúc đứng trước đông đảo người xa lạ.
Trẻ nóng vội, thiếu kiên nhẫn
Để khiêu vũ giỏi đòi hỏi trẻ phải liên tục thực hành, tuân thủ kỷ luật và tập trung. Tính kiên nhẫn nhờ đó mà hình thành. Đây là kỹ năng hữu ích giúp bé cải thiện kết quả học tập trong nhà trường và cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực khác của cuộc sống. Trẻ học múa có xu hướng đạt thành tích tốt hơn ở trường so với các bạn không được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này.
Trẻ giao tiếp phi ngôn ngữ chưa tốt
Khiêu vũ là cách thể hiện cảm xúc; cá tính bằng các điệu nhảy – có thể xem như một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ. Bởi thế, khiêu vũ nuôi dưỡng kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Trẻ sẽ biết cách sử dung nét mặt, ánh mắt; nụ cười, cử chỉ, tư thế… giúp hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói; để truyền đạt thông tin tốt và thuyết phục hơn.
Trẻ vụng về, kém linh hoạt
Càng nhỏ, khả năng tiếp thu, học hỏi của trẻ càng nhanh. Nếu bạn nhận thấy con có vẻ vụng về, kém linh hoạt, trẻ học múa là biện pháp hữu hiệu. Các nghiên cứu cho thấy, sự linh hoạt nên được nuôi dưỡng từ khoảng 5 tuổi và tốt nhất là dưới 8 tuổi. Sau 8 tuổi, việc học của bé sẽ khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là nếu trẻ không có tính linh hoạt trời phú.
Bạn đừng ngại: “Vụng về quá, sao con tôi khiêu vũ được”? Trẻ em thích các hoạt động liên quan đến các giác quan và chuyển động. Chúng là những khám phá thú vị với trẻ! Vì thú vị, trẻ sẽ tham gia tích cực, vượt ra khỏi “nhãn” dán sẵn của người lớn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Lợi ích không ngờ của âm nhạc với sự phát triển của trẻ
- 8 sai lầm ăn uống khiến trẻ chậm phát triển chiều cao, mẹ nhất định phải biết
- Thực phẩm giàu canxi giúp bé phát triển theo từng độ tuổi
- Bật mí 4 bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh phát triển kỹ năng vận động
- 12 dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng mẹ không phát triển
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua