Trẻ nhỏ gặp họa vì sự bất cẩn của người lớn
Những ngày đầu xuân mới, các bác sỹ Viện Bỏng quốc gia kể lại trường hợp khá hy hữu về 1 bệnh nhi được chuyển đến từ BVĐK tỉnh Ninh Bình trong tình trạng nguy kịch.
Theo đó, bệnh nhi là trẻ nam 4 tháng tuổi, nặng 6,5 kg khi chuyển vào viện có ý thức lơ mơ, bị bỏng niêm mạc mũi họng; vùng hốc mũi, cuống mũi phù nề, niêm mạc mũi tổn thương hoại tử trắng, tiết nhiều dịch; vùng má phải có hai vết bỏng do axit (theo hình nước chảy) xuống vùng dưới cằm cổ. Tổn thương màu nâu xám, hoại tử da độ II, III. Sau khi cấp cứu cho bệnh nhi thở máy, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt và được theo dõi chăm sóc tại khoa Hồi sức cấp cứu, đề phòng suy hô hấp do phù nề, tắc nghẽn đường thở. Sau 3 tuần điều trị, bệnh nhi ổn định dần và được chuyển khoa điều trị bỏng trẻ em theo dõi và điều trị tiếp. Tại đây, bệnh nhi tiếp tục được chăm sóc toàn thân nuôi dưỡng, thay băng hàng ngày, dự phòng viêm mũi họng. Hoại tử vùng niêm mạc mũi rụng dần, tổn thương hoại tử da do axit vùng má, cằm cũng khỏi và bệnh nhi được ra viện sau 3 tuần điều trị.
![]() |
Người mẹ hốt hoảng khi khói trắng mỏng bốc lên từ mũi mặt con. Ảnh minh hoạ |
Kể lại nguyên nhân dẫn đến việc cháu bé bị bỏng niêm mạc mũi họng, các BS cho hay, lỗi hoàn toàn nằm ở người lớn. Theo đó, khi cháu bé đang nằm chơi trên giường, thấy con chảy nước mũi, mẹ cháu cầm lọ nước nhỏ mũi (natri clorid 0,9%) để nhỏ cho con. Tuy nhiên, vừa nhỏ vào 2 mũi thấy con trai khóc thét và khói trắng mỏng bốc lên từ mũi mặt cháu. Người mẹ hốt hoảng, lập tức gọi gia đình đưa cháu đến BV cấp cứu. Sau đó, truy xuất nguyên nhân của hiện tượng trên mới biết, dì ruột cháu sử dụng dung dịch axit chloaxetic 80% để tẩy nốt ruồi. Để tiện lợi, người dì đã đổ axit sang lọ nước nhỏ mũi (chính là vỏ lọ đựng dung dịch natri clorid 0,9%) nhưng lại đặt ngay đầu giường nên mẹ cháu cứ tưởng là nước nhỏ mũi vẫn thường dùng và cháu nhỏ đã phải hứng chịu hoàn toàn hậu quả. Rất may là gia đình đã đưa cháu đi cấp cứu kịp thời và công tác cứu chữa cháu đã có hiệu quả tích cực.
Là BV từng cấp cứu rất nhiều vụ tai nạn gây bỏng cho trẻ nhỏ mà nguyên nhân do sự lơ đễnh, bất cẩn của người lớn, các BS Viện Bỏng quốc gia khuyến cáo: Trước khi sử dụng bất cứ thuốc gì đều phải xem kỹ nhãn mác và cách sử dụng. Khi san, chiết thuốc (loại có chỉ định đặc biệt) phải dán nhãn mác cẩn thận và để xa tầm với của mọi người, nhất là trẻ em.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Phụ huynh tất bật cuối năm, trẻ nhỏ suýt mất Tết vì gặp nạn
- Cập nhật những “khoảng trống” về miễn dịch cho trẻ nhỏ
- Tác hại của thừa muối với sức khỏe trẻ nhỏ mẹ cần biết
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua