Trẻ nổi nốt đỏ tưởng muỗi đốt thông thường, không ngờ mắc bệnh nguy hiểm
Bệnh nhi bị xuất huyết dưới da toàn thân do mắc bệnh Viêm mao mạch dị ứng ( Henoch Schonlein).
Ngày 29/11, BV Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết đang cấp cứu và điều trị cho bệnh nhi N.H.G.(14 tuổi, huyện Na Hang, Tuyên Quang) bị bệnh viêm mao mạch dị ứng nhưng gia đình lại nghĩ do muỗi đốt.
Trước đó, bệnh nhi vào viện trong tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi, đau bụng, nôn ra máu đen, sưng đau các khớp đầu gối, cổ chân, buồn nôn, nổi ban đỏ toàn thân.
Gia đình cho biết, vài ngày trước, bệnh nhi xuất hiện các ban đỏ ở chân và tay tuy nhiên vì nghĩ rằng do muỗi đốt, nên cứ để vậy. Đến khi thấy các ban đỏ lây lan khắp cơ thể, gia đình mới tá hỏa đưa con đi khám tại bệnh viện.
Tại BV Hùng Vương, các bác sĩ đã thăm khám và làm xét nghiệm máu cho bệnh nhi. Sau khi hội chẩn, BV chẩn đoán bệnh nhi bị Viêm mao mạch dị ứng (bệnh Henoch Schonlein), xuất huyết tiêu hóa.
Tuy nhiên, do bệnh nhi nhập viện điều trị muộn dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng. Sau vài ngày điều trị, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định hơn. Hiện tại, bệnh nhi vẫn đang tiếp tục được theo dõi tại BV.
Biểu hiện của bệnh viêm mao mạch dị ứng
Chân bệnh nhi bị xuất huyết dưới da.
Theo các bác sĩ, viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự miễn dịch gây viêm các mạch máu nhỏ trên cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 đến 15 tuổi, diễn ra quanh năm nhưng cao điểm mùa đông, xuân, khi người bệnh bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng… Bệnh dễ gây nhầm lẫn cho cha mẹ với biểu hiện giống bệnh ngoài da nên rất nguy hiểm nếu tự điều trị tại nhà.
Khi bị bệnh, bệnh nhi có các triệu chứng như sau:
Triệu chứng ngoài da: Đặc trưng là các dạng ban đỏ dạng xuất huyết như muỗi đốt dày đặc hoặc rải rác ở hai cẳng chân, quanh mắt cá chân, mông, đùi, cẳng tay, toàn cơ thể.
Triệu chứng tại khớp: Sưng đau các khớp gối, cổ chân, khớp cổ tay, bàn- ngón tay, khuỷu tay. Phần lớn đau ở khớp gối, khớp cổ chân.
Triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng là triệu chứng hay gặp chiếm 70 – 80% các trường hợp. Đau âm ỉ quanh rốn hoặc hố chậu, có khi đau dữ dội. Xuất huyết tiêu hóa, nôn, đi ngoài ra máu, phân đen. Nôn, buồn nôn, ỉa chảy. Có thể biến chứng tắc ruột, lồng ruột, nhồi máu, viêm tụy cấp.
Triệu chứng ở thận: bệnh nhân đái ra máu, phù. Có thể diễn biến viêm cầu thận, suy thận mạn, hội chứng thận hư.
Khi trẻ có những biểu hiện như trên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, không cho trẻ chạy, nhảy, hoạt động mạnh khiến ban xuất huyết xuất hiện, bệnh tái phát nhiều lần dẫn đến suy thận, nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dấu hiệu nhận biết 10 căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em
- Chuyên gia cảnh báo bệnh nguy hiểm do thói quen uống nước nóng hàng ngày
- Cách uống nước để điều trị căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới: Già trẻ đều nên tham khảo
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua