Trẻ tự kỷ và những con số đáng báo động ở Việt Nam
Số ca mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em ngày càng tăng
Là chuyên gia điều trị lâu năm cho trẻ tự kỷ, BS Tâm cho biết, riêng bệnh viện Châm cứu Trung ương đã được Bộ Y tế cho phép thành lập khoa tự kỷ từ năm 2013, hàng năm chúng tôi thu nhận hơn 1.000 lượt cháu điều trị tự kỷ.
Thực tế trong 5 năm qua, số lượng bệnh nhi đến điều trị ngày một tăng. Trung bình, mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận hơn 100 cháu tự kỷ vào đây để điều trị”, thạc sĩ Tâm cho hay.
Tự kỷ là một loại bệnh
Theo thạc sĩ Dương Văn Tâm, tự kỷ là một bệnh chứ không phải một dạng rối loạn cảm xúc như nhiều người vẫn lầm tưởng. Bệnh được miêu tả là một dạng rối nhiễu tâm trí ở trẻ em.
ThS.BS Dương Văn Tâm, người có kinh nghiệm trong điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em
Biểu hiện của bệnh tự kỷ
Nó biểu hiện ở trẻ với nhiều hình thức khác nhau như: bé chậm nói, chậm về các mặt giao tiếp, quan hệ xã hội và các hành vi mang tính chất rập khuôn, máy móc, thu hẹp, không có tính chất chức năng gì.
Tự kỷ biểu hiện ở những rối loạn quan hệ xã hội, trẻ thường thu mình, không tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài, không biểu lộ cảm xúc kể cả với người thân, anh em, bạn bè.
Ngoài ra, trẻ tự kỷ thường mắc kèm các hội chứng như chậm phát triển về trí tuệ, rối loạn về giấc ngủ, nhai, nuốt, đại tiểu tiện. Bé còn mắc các bệnh lý kèm theo như động kinh, tăng động giảm chú ý…
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra căn bệnh được nhấn mạnh là do những rối loạn về gen từ trong thời kỳ bào thai. Thường do thai phụ chịu những tác động của môi trường xung quanh làm xuất hiện những đoạn gen bệnh. Điều này thực sự gây khó khăn cho các bậc phụ huynh khi kiểm soát và điều trị bệnh.
“Dịch tễ về bệnh tự kỷ cho thấy bệnh đang tăng rất nhanh. Thậm chí người ta còn khẳng định đây là bệnh lý của xã hội văn minh, chắc chắn do các tác nhân của xã hội văn minh”, bác sĩ Tâm cho biết.
Bố mẹ cần quan tâm theo dõi kỹ con cái để kịp thời phát hiện trẻ bị tự kỷ
Y học cổ truyền là một giải pháp khả quan
“Tây y khẳng định bệnh tự kỷ ở trẻ em có xu hướng tồn tại suốt đời, nhưng y học cổ truyền chúng tôi không đồng ý theo quan điểm này. Y học cổ truyền nhìn nhận bệnh có xu hướng kéo dài trong cuộc sống và có thể sửa chữa được”, bác sĩ Tâm khẳng định.
Những liệu pháp điều trị
Theo đó, trẻ mắc tự kỷ có các tổn thương ở các tạng phù, kinh mạch với những mức độ khác nhau. Do đó, các bác sĩ sử dụng các kỹ thuật của y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, tác động vào huyệt vị để điều trị các chứng bệnh này. Nó giúp các bé hòa nhập cuộc sống, cải thiện cuộc sống.
“Cha mẹ khi thấy con có những rối loạn về sức khỏe như vậy thường tìm tới bác sĩ nhi khoa tâm bệnh để sàng lọc, khám, làm các bài kiểm tra. Sau đó họ điều trị các chứng bệnh kèm theo, như chậm trí tuệ thì cho trẻ uống thuốc bổ thần kinh.
Trẻ động kinh thì uống thuốc chống động kinh, tăng động giảm chú ý thì cho thuốc giảm tăng động và tăng sự chú ý cho trẻ… Họ cũng có thể chuyển sang can thiệp bằng phương pháp giáo dục”, bác sĩ Tâm thông tin.
Chuyên gia cũng chỉ ra sự khác biệt khi đối với căn bệnh này. Y học cổ truyền dựa trên những chứng trạng tổn thương của trẻ để đề ra các pháp điều trị và công thức huyệt vị. Bằng những kỹ thuật điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, trẻ có thể thuyên giảm hoặc hồi phục hoàn toàn.
Trẻ bị tự kỷ có thể điều trị bằng các liệu pháp y học cổ truyền
Đồng thời chúng tôi kết hợp với các chuyên gia khác, chuyên ngành khác để phát hiện sớm, sàng lọc sau đó là can thiệp sớm, tích cực.
Thời gian điều trị dài và cần kiên nhẫn
“Tự kỷ có xu hướng kéo dài, có thể chữa theo từng đợt, mỗi đợt can thiệp là một tháng (theo quy chế bảo hiểm, đỡ gánh nặng cho bệnh nhân – PV), mỗi đợt cách nhau 15 ngày. Mỗi trẻ có thể điều trị 5-7 đợt/năm, thậm chí 10 đợt, kéo dài trong nhiều năm.
Thực tế, chúng tôi đã có những nghiên cứu và tổng kết để so sánh trước và sau điều trị, cho thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa về sự cải thiện các chứng trạng rối nhiễu của trẻ”, bác sĩ Tâm nói thêm.
Những lưu ý kèm theo
BS Tâm cũng lưu ý để phòng bệnh, các cha mẹ có kế hoạch sinh con cần chú ý bồi dưỡng, giữ gìn sức khỏe. Khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không được tiếp xúc, làm nghề độc hại.
Bố mẹ cũng cần tránh xe các tác nhân có hại cho sức khỏe như hóa chất, nhiệt độ cao, sóng từ trường của các thiết bị điện tử,… để tránh gây nên sự rối loạn gen khi sinh con. Thai phụ nên duy trì khám thai đầy đủ, sinh con và nuôi dưỡng con theo phương pháp khoa học.
Đặc biệt, cha mẹ phải luôn luôn để ý đến con mình, đồng thời căn cứ những mốc phát triển của bé. Nếu thấy con chậm phát triển hoặc rối loạn phát triển về các mặt quan hệ xã hội, ngôn ngữ, hành vi, sở thích, bố mẹ phải đưa đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em nhằm can thiệp sớm và tích cực ngay từ đầu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tiến sĩ bày cách 'bắt bệnh' và điều trị trẻ tự kỷ
- Trẻ tự kỷ: Biểu hiện và kỹ năng đưa con hòa nhập cộng đồng
- Trẻ tự kỷ, cha mẹ là bác sĩ tốt nhất cho con
- Mẹ có nghĩ trẻ tự kỷ, biếng ăn, thấp còi do thiếu kẽm gây ra?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua