Dòng sự kiện:

Trứng ngỗng, trứng gà đâu là "thần dược" cho thai nhi?

16:55 21/07/2015
Những bí quyết được các mẹ truyền tay nhau như: nghe nhạc Mooza giúp con thông minh hơn, uống nhiều nước dừa và ăn trứng gà giúp bé có làn da trắng nõn, đặc biệt ăn trứng ngỗng giúp trẻ thông minh hơn, trở thành thần đồng.

Trong thời gian mang thai, người mẹ nào cũng muốn làm những điều tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Những bí quyết được các mẹ truyền tay nhau như: nghe nhạc Mooza giúp con thông minh hơn, uống nhiều nước dừa và ăn trứng gà giúp bé có làn da trắng nõn, đặc biệt ăn trứng ngỗng giúp trẻ thông minh hơn, trở thành thần đồng. Đây là những điều thuộc long của mọi bà mẹ. Nhưng thực chất có phải như vậy.


Trên thế giới, thực tế chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định ăn nhiều trứng ngỗng giúp con bạn thông minh xuất chúng hơn những người không ăn.


Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng như sau: 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

[mecloud]we2x7Z4KvE[/mecloud]

So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn nhưng lại có lượng lipid cao hơn. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà. Vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai.Ngoài ra, trứng ngỗng nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp…

 

Trên thực tế, nếu mẹ ăn uống đủ chất thì con sinh ra sẽ khoẻ mạnh, trí thông minh được phát huy tối đa. Để có đủ chất, người mẹ nên ăn uống đa dạng, trong đó trứng cũng là thực phẩm quan trọng. Kinh nghiệm thực hành dinh dưỡng đã cho thấy bồi bổ bằng trứng gà được coi là tốt nhất trong các loại trứng gia cầm. Các sản phụ chỉ nên ăn trứng ngỗng khi thấy thích và tuyệt đối không nên ăn vì những đồn đại không chính xác và không có nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin