TS Lê Thị Kim Phụng vào danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng là Phó Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật Hóa học tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM. Trong danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á của Tạp chí Asian Scientist, tên của bà thuộc mục các nhà khoa học trong lĩnh vực Khoa học nông nghiệp. Bà cũng chính là nhà khoa học duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách này, do Tạp chí Asian Scientist bình chọn năm 2017.
Nghiên cứu của PGS.TS Lê Thị Kim Phụng tập trung vào việc tạo ra nhiên liệu sinh học từ chất thải của ngành nông nghiệp như dầu hạt cao su, hạt cà phê hay hoa quả.
Tiềm năng về nghiện cứu khoa học của Lê Thị Kim Phụng đã được khẳng định ngay từ khi mới ra trường và đến giờ thì được chính thức được công nhận ở tầm quốc tế.
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng sinh năm 1975 tại Thừa Thiên – Huế, Học tại ĐH Bách khoa TPHCM từ 1994-1999. Kim Phụng tốt nghiệp ĐH loại xuất sắc với điểm luận văn đạt tối đa 10/10 và là thủ khoa của khoa, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.
Sau đó, cô giảng viên trẻ đã học lên cao học và mạnh dạn chọn lĩnh vực mới cho đề tài luận án thạc sĩ của mình mà tại ĐH Bách khoa TPHCM hiện chỉ có một giảng viên chuyên về lĩnh vực này. Đó là mô hình hóa và mô phỏng quá trình công nghệ hóa học.
Kim Phụng bảo vệ luận văn thạc sĩ tại trường năm 2003 trước khi lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ hóa học tại ĐH Sheffield (Anh) vào năm 2008. Bà được phong hàm phó giáo sư vào năm 2013.
Bà đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, được áp dụng thành công trong thực tế nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Asian Scientist là một tạp chí của Singapore ra đời bản online từ năm 2011. Bản in chính thức được xuất bản năm 2014.
Tên PGS.TS Lê Thị Kim Phụng trong danh sách "100 nhà khoa học hàng đầu châu Á 2017" do tạp chí Asian Scienlist bình chọn.
Đây là năm thứ 2 tạp chí này công bố danh sách 100 nhà khoa học châu Á. Trong danh sách công bố lần trước, tháng 3/2016, Việt Nam cũng có 2 nhà khoa học nữ được lọt vào danh sách là TS Trần Liên Hà Phương (Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM) và TS Đặng Thị Oanh (Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ĐH Thái Nguyên).
Tiêu chí lựa chọn các nhà khoa học để đưa vào danh sách 100 nhà khoa học châu Á của Asian Scientist là các nhà khoa học được chọn phải được trao các giải thưởng về khoa học trong năm được bình chọn.
Vào năm ngoái, PGS.TS Lê Thị Kim Phụng cũng từng được trao giải thưởng Khoa học ASEAN-Hoa kỳ dành cho phụ nữ. Giải thưởng này trao cho các nhà khoa học công tác trong lĩnh vực khoa học ứng dụng với mục tiêu cải thiện sự an toàn, bền vững và an ninh của các thành phố trong thời đại đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
TS.Vũ Thu Hương: 'Cha mẹ Việt đã vô tình kích dục con như thế nào?'
- TS. Vũ Thu Hương: Cha mẹ nhất thiết phải dạy con gái 12 điều sau
- TS Cung Khắc Lược: Gà là loài dự báo siêu đẳng nhất trong mã văn hóa Việt
- TS. Nguyễn Khánh Hòa phủ nhận detox, cảnh báo rất nhiều tác hại
- Nam sinh chế robot được cấp visa đi Mỹ dự thi khoa học quốc tế
- Ngày hội trải nghiệm Dự án bé làm khoa học
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua