Tự tin đăng kí 1 nguyện vọng, thí sinh 28 điểm trượt thẳng cẳng
Thời điểm này, hầu hết các trường ĐH tốp đầu đã công bố điểm chuẩn vào các ngành, các khoa. Cứ nghĩ, cơ hội vào ĐH của các thí sinh năm nay sẽ rộng mở hơn khi 1 thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng. Không còn chuyện thí sinh điểm cao thì trượt, điểm thấp hơn lại đậu như năm trước.
Vì chủ quan, không ít thí sinh điểm cao chót vót vẫn trượt Đại học. Ảnh minh họa, không phải nhân vật trong bài
Thế nhưng, không ít thí sinh đạt điểm cao năm nay vẫn trượt khi không biết tận dụng cơ hội này, khi quá chủ quan với sự lựa chọn của mình mà không thể lường được sự biến động điểm chuẩn của kỳ tuyển sinh năm nay.
Nguyễn Hữu Vinh (Nam Định) khóc dở mếu dở khi biết tin chính thức trượt. “Em được 26 điểm. Ngành em muốn vào là Khúc xạ nhãn khoa, ĐH Y Hà Nội. Năm ngoái, điểm chuẩn của khoa này là 24,5. Đọc các thông tin trên báo, em biết điểm chuẩn năm nay sẽ tăng nhưng không biến động nhiều nên em chỉ đăng ký 2 nguyện vọng là Y đa khoa và Khúc xạ nhãn khoa.
Y đa khoa, em chỉ đăng ký cho… vui vì biết không thể đỗ. Em tin là sẽ vào được khoa Khúc xạ nhãn khoa. Thế nhưng, điểm trúng tuyển năm nay của khoa này là 26,5. Nếu đăng ký thêm nguyện vọng, em đã có thể trở thành sinh viên chứ không phải ôn lại 1 năm nữa”.
Không ít thí sinh tình nguyện trượt ĐH để đi theo đam mê của mình. Ảnh minh họa
Một nữ sinh được 28 điểm cũng chính thức trượt ĐH nhưng là do muốn được theo học ngành mình thích ở ĐH Bách khoa. “Mình chính thức trượt ĐH Bách Khoa Hà Nội dù được 28 điểm. Điểm trúng tuyển vào ngành Công nghệ thông tin trường này là 28,25 và đó cũng là nguyện vọng duy nhất của mình. Lúc làm hồ sơ, bạn bè, người thân có khuyên mình không nên đăng ký duy nhất 1 nguyện vọng. Thế nhưng, mình thực sự thích ngành công nghệ thông tin và mình tự ép bản thân chỉ có 1 con đường duy nhất: Đỗ hoặc trượt. Mình đã quyết tâm năm sau thi lại dù con đường phía trước có rất nhiều khó khăn”, nữ sinh chia sẻ trên mạng xã hội.
Không ít người tiếc cho nữ sinh này khi với số điểm cao chót vót này, nữ sinh hoàn toàn có thể theo ngành công nghệ thông tin ở các trường khác như Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH Công nghệ- ĐHQG Hà Nội… Bởi, với cách ra đề thi liên tục thay đổi, không biết nữ sinh này có thể đỗ vào năm sau hay lại lãng phí thêm 1 năm học nữa?
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nhiều thí sinh mắc sai sót khi thay đổi nguyện vọng đại học
- Ngày đầu điều chỉnh nguyện vọng: Cần cẩn trọng "bẫy"... điểm sàn
- Hôm nay, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học
- Thi THPT Quốc gia: Bộ Giáo dục lưu ý thí sinh đăng ký nguyện vọng
- Thi THPT Quốc gia 2017: Phải ghi nguyện vọng xét tuyển ngay khi đăng ký dự thi
- 17h hôm nay (20/8), thí sinh hết hạn rút hồ sơ nguyện vọng 1
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua