Tuyệt đối không ăn các thực phẩm này kết hợp với thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trong mỗi một gia đình. Đây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, chế biến đa dạng, phong phú, với hương vị và màu sắc hấp dẫn. Thịt lợn rất bổ dưỡng, giàu protein và các loại vitamin A, D, B2, B12… giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đôi khi thịt lợnkết hợp với những thực phẩm khác sẽ dẫn đến sự tương khắc khau, không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm mà thậm chí có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Sau đây là những thực phẩm cấm kỵ dùng chung với thịt lợn mà bạn cần chú ý:
Thịt bò
Theo cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Ốc bươu
Thịt lợn và ốc bươu đều là 2 thực phẩm có thuộc tính mát. Khi cả hai cùng tính hàn, tuyệt đối không thể kết hợp chung cùng với nhau. Khi thịt lợn ăn chung với ốc bươu sẽ dẫn đến làm thương tổn hệ tiêu hóa, gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
Gan (đặc biệt là gan dê)
Người xưa có câu: "Thịt heo mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu". Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt heo sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn.
Đậu tương
Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt heo và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt heo, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.
Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt heo trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt heo, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Trà xanh
Trong trà xanh có lượng lớn các a-xít tannic, khi kết hợp với protein sẽ tạo ra protein a-xít tannic. Chất này làm nhu động ruột giảm, thời gian phân ở trong đường ruột lâu hơn, gây nên tình trạng táo bón. Chính vì vậy, với một thực phẩm giàu protein như thịt lợn, khi kết hợp chung với trà xanh sẽ không tốt cho sự hấp thu chất béo của đường tiêu hóa, gây nên táo bón.
Rau thơm
Rau thơm tính tân tán, thịt lợn tính ngưng trệ, hai thứ xung khắc ăn phải sinh đau quặn bụng ở xung quanh rốn, lấy gừng gió (còn gọi là ngải xanh, ngải mặc trời, gừng dại, củ dùng làm thuốc) đun nước uống mới khỏi.
Lá mơ
Thịt lợn là thực phẩm chứa nhiều protein khi kết hợp với lá mơ sẽ dễ gây nên tình trạng kết tủa lượng đạm, khiến người sử dụng không thể hấp thu được, thậm chí có thể bị ngộ độc hay nhiễm độc tích tụ trong cơ thể.
Gừng sống
Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, sẽ nổi lên các nốt đen ở mặt. Nếu ăn phải, lấy nắm lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua