Ung thư vú nguy hiểm như thế nào?
TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, cho hay ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho phụ nữ trên thế giới. Ở Việt Nam, cứ 100.000 người lại có khoảng 18 người bị ung thư vú, đa số là phụ nữ. Ước tính trung bình mỗi năm có tới khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong.
Nói về việc di căn sang xương, chuyên gia cho hay nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, ung thư vú sẽ di căn vào xương và hàng ngày người bệnh phải chiến đấu với những cơn đau. Khi đã di căn vào xương, bệnh ung thư vú đã ở giai đoạn 4 - giai đoạn cuối và khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn.
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư sẽ hình thành một khối u ở vú và có thể lan tới bất cứ nơi nào trên cơ thể. Vị trí xâm lấn nhiều nhất đó là xương. Khoảng 70% trường hợp ung thư vú di căn bị ung thư xương. Khi di căn sang xương các tế bào ác tính có thể làm phá hủy xương, gây loãng xương nghiêm trọng nhất là dẫn đến gãy xương.
Dấu hiệu để nhận biết ung thư vú đã di căn sang xương là đau xương, xương yếu, gãy xương, thiếu máu,…
Với biểu hiện đau xương, cơ đau có thể là đau buốt, thỉnh thoảng mới đau hoặc đau âm ỉ, cơn đau có cảm giác như không bao giờ khỏi. Gãy xương cũng có thể là một dấu hiệu của di căn xương, đặc biệt là trong trường hợp bị gãy trong những trường hợp ngã rất nhẹ.
Huyền Trang xinh đẹp khi còn khỏe mạnh.
Phát hiện sớm ung thư vú
TS.BS Nguyễn Thị Từ Vân - giảng viên Bộ môn Phụ Sản Đại học Y dược TP.HCM - tư vấn muốn phát hiện hay chẩn đoán ung thư vú, phụ nữ cần phải làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý, dân gian hay gọi là thử thịt. Để làm được xét nghiệm này, chị em phải đến bệnh viện hay các phòng khám chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ phải mổ lấy khối u, hay dùng một cây kim như kim chích thuốc lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Phương pháp dùng kim chích lấy mẫu thử được gọi là sinh thiết bằng kim (FNA).
Theo thống kê, khoảng 50% số phụ nữ mắc bệnh đến khám lần đầu do tự sờ được khối u ở vú. Như vậy, muốn phát hiện được ung thư vú sớm, chị em cần biết tự khám cho mình thường xuyên mỗi tháng một lần.
Khi tự khám cho mình tại nhà, phụ nữ có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường như sờ được khối u nhỏ ở vú, thấy chảy dịch ở núm vú ngoài thời kỳ cho con bú, thay đổi màu da ở vú... Nếu thấy biểu hiện này, chị em cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn ngay.
Nếu có điều kiện, chị em từ 35 tuổi trở lên nên khám vùng ngực định kỳ hàng năm ở bệnh viện.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hoa khôi đá cầu Huyền Trang qua đời vì ung thư
- Bộ Y tế yêu cầu xử lý các trang mạng quảng cáo nano vàng như thuốc chữa ung thư
- Người mẹ bị ung thư mang song thai qua đường thụ tinh nhân tạo giành giật sự sống để sinh con đã qua đời
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua