Vi khuẩn bệnh viện ngày càng nguy hiểm
Nước rửa tay và chất tẩy rửa chứa chất khử trùng gốc rượu isopropyl và ethyl được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đã tiêu diệt 1 lượng đáng kể của loài siêu khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự gia tăng của 1 loài vi khuẩn sống trong ruột với tên gọi là Enterococcus faecium và chúng có thể dễ dàng lây lan qua các cather, máy thở và dây dẫn trung tâm có mặt ở các cơ sở y tế.
Cần nhiều biện pháp cần được tăng cường để chống lại vi khuẩn bệnh viện đang ngày càng nhờn chất kháng khuẩn
Báo cáo đăng tải trên tạp chí Science Translational Medine có ghi: “Các trường hợp nhiễm khuẩn E. faecium kháng thuốc đang ngày càng gia tăng bất chấp việc sử dụng chất khử trùng và hiện là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu của các ca nhiễm khuẩn ở bệnh viện”.
Enterococci là thủ phạm của 1 trong mỗi 10 vụ nhiễm khuẩn tại bệnh viện trên toàn cầu và là nguyên nhân đứng thứ 4 và thứ 5 trong các nguyên nhân dẫn dến nhiễm trùng huyết ở Bắc Mỹ và châu Âu, theo thông tin ghi trên bài báo. E. faecium nói riêng được tin là nguyên nhân của 1/3 các ca nhiễm trùng enterococcal ở Úc. Trong số đó, 90% các ca có đề kháng với thuốc kháng sinh ampicillin và 50% kháng với vancomycin.
“Chi phí liên quan tới việc quản lý bệnh nhân nhiễm enterococci kháng vancomycin (VRE) rất cao bởi nhu cầu về phòng cách ly, chế độ vệ sinh chuyên dụng và ảnh hưởng tới nhân viên bệnh viện, số giường trống và nhiều nguồn lực khác” - báo cáo ghi lại.
Để hiểu rõ hơn về lý do lây lân của vi khuẩn này, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu vi khuẩn lấy từ 2 bệnh viện ở Melbourne, Úc từ năm 1996 - 2015.
Khả năng chống cồn cao hơn tức chúng tồn tại lâu hơn trong cồn. Thời gian sống sót lâu hơn “đủ cho phép chúng thoát khỏi cái chết bằng cồn và gây ra sự nhiễm khuẩn”, theo như tác giả của nghiên cứu Tim Stinear, 1 nhà vi sinh đến từ Viện Doherty về Miễn dịch và Nhiễm trùng thuộc ĐH Melbourne trao đổi.
“Các vi khuẩn mà chúng tôi kiểm tra trong quá trình nghiên cứu vẫn còn lâu mới có thể miễn nhiễm cồn hoàn toàn” - ông nói thêm.
Cần thực hiên thêm nhiều nghiên cứu để có thể khẳng định rằng, vi khuẩn này đang trở nên nhờn với chất khử trùng ở bệnh viện trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu không rõ tại sao loài vi khuẩn đặc biệt này lại hoạt động như trên, nhưng phát biểu rằng có thể 1 sinh lý học đặc biệt nào đó trong E. faecium đã cho phép vi khuẩn dễ dàng tiến hóa thích nghi trong môi trường cồn.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn khuyến khích việc sử dụng chất khử trùng tại các bệnh viện nhưng cũng đồng thời nhắc đến sự cần thiết của các biện pháp làm sạch khác. Stinear đề xuất: “Phát hiện của chúng tôi không báo hiệu dấu chấm hết của các loại thuốc khử trùng, nhưng cho thấy bạn không thể chỉ dựa vào mỗi chất khử trùng để kiểm soát E. faecium trong môi trường bệnh viện”.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Phát hiện vi khuẩn quyết định khả năng “làm bố” trong tinh hoàn
- Các lỗi sai nghiêm trọng khi rửa tay khiến vi khuẩn vẫn ‘nhởn nhơ’ sinh sôi
- Vi khuẩn salmonella trong trứng gà gây các bệnh đường ruột
- Vi khuẩn 'ăn thịt người' tấn công hơn 500 người tại Nhật Bản
- Vụ 4 trẻ tử vong ở BV Sản Nhi Bắc Ninh: Cấy vi khuẩn để xác định tác nhân gây nhiễm trùng
70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua