Vì sao chân tay lạnh cóng vào mùa đông?
Nguyên nhân khiến chân tay lạnh vào mùa đông
Theo Bác sĩ Trần Quốc Vượng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định), vào mùa đông nhiệt độ giảm thấp hiện tượng chân tay lạnh cóng là bình thường. Tuy nhiên, nếu chân tay lạnh liên tục kể cả khi trong phòng điều hòa ấm thì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe không ổn định.
Chân tay lạnh do hiện tượng Raynaud
Bình thường lúc ở trong môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự điều tiết làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay, chân, đầu ngón tay - chân, mũi, vành tai) để bảo vệ cho phần nhiệt lượng ở trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng), hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái.
Có nhiều nguyên nhân khiến chân tay lạnh vào mùa đông (Ảnh minh họa)
Trong chứng Raynaud, phản xạ tự nhiên này của cơ thể trở nên quá mẫn, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài, ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng; đối với những ca nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy lạnh, khám không thấy gì đặc biệt...chỉ cần mang áo ấm, găng tay, vớ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra ở người trẻ, phụ nữ và có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.
Căng thẳng thần kinh
Một người đang ở trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng quá cũng có thể gây hiện tượng bàn chân, bàn tay lạnh. Một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với stress hoặc lo lắng là bơm adrenaline vào máu. Adrenalin sẽ khiến các mạch máu ở ngoại biên co lại, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể.
Phản ứng này giúp dự trữ năng lượng và chuẩn bị cho bất kỳ tổn thương cơ thể nào có thể xảy ra, do tình trạng căng thẳng cao. Giảm căng thẳng và tìm kiếm những biện pháp thư giãn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của tay chân lạnh trong những trường hợp này.
Tuần hoàn máu kém
Người bị tuần hoàn máu kém khiến máu đến tận cùng các chi không đầy đủ, do đó bàn tay lạnh và chân lạnh thường xuyên. Tuần hoàn kém có thể có nhiều nguyên nhân như: Cuộc sống tĩnh tại hoặc ngồi làm việc cả ngày liên tục có thể làm giảm tuần hoàn máu tới các chi.
Người hút nhiều thuốc lá, người có cholesterol máu cao, người có vấn đề về tim mạch cũng có thể khiến máu khó tiếp cận đến mọi khu vực của cơ thể, làm giảm tuần hoàn máu tới các đầu chi dẫn đến bàn tay, bàn chân lạnh.
Ăn uống không đầy đủ
Đói, thiếu i ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đẩm bảo chất dinh dưỡng. Thiếu vitamin B12 cũng làm cho chân tay lạnh và có cảm giác tê buốt như bị kim châm.
Do rối loạn nội tiết
Hệ thống nội tiết đóng vai trò không thể thiếu trong chức năng trao đổi chất và điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Trong một số trường hợp, tay lạnh và bàn chân có thể là nguyên nhân của các bệnh như:
- Suy giáp: Khi lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ.
- Huyết áp thấp: Những người có huyết áp thấp nhưng khỏe mạnh thường tập trungdòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh; Bệnh Adison, suy thận, suy tuyến yên, tiểu đường…
- Do mắc bệnh về tim mạch: Một số bệnh về tim mạch có thể là nguyên nhân khiến hai bàn tay và bàn chân lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng lưu thông máu tới các chi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để con không bị ốm
- Vì sao sau khi tắm vào mùa đông hay bị ngứa?
- Dinh dưỡng bổ ích giữ ấm cho mùa đông
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua