Vì sao Hà Nội vẫn chưa kiểm soát được dịch sốt xuất huyết?
63 tỉnh thành phố có bệnh nhân sốt xuất huyết, với gần 117 nghìn ca và 29 ca tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng 50% so với cùng kỳ năm 2016.
Đặc biệt tại Hà Nội, dịch sốt xuất huyết diễn phức tạp, số ca bệnh tăng liên tục, có thời điểm mỗi tuần ghi nhận gần 3.500 bệnh nhân và có tới 700 ca nhập viện. Các bệnh viện đã trở nên quá tải.
Hà Nội đã đưa ra hàng loạt các giải pháp, trong đó tập trung vào việc phun hóa chất tổng lực diệt đàn muỗi mang mầm bệnh và thành lập các đội xung kích diệt bọ gây, loăng quăng.
Đến thời điểm này, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đã giảm mỗi tuần từ 200 đến 500 ca. Tuy nhiên, mỗi tuần Hà Nội vẫn ghi nhận hơn 2.500 ca. Các chuyên gia dịch tễ cho rằng Hà Nội vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh sốt xuất huyết.
Những số liệu thống kê đã cho thấy, chưa bao giờ tỷ lệ người dân mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội lại cao đến như vậy. Thực tế hiệu quả của việc phòng chống sốt xuất huyết phụ thuộc rất nhiều vào việc diệt muỗi, loăng quăng và ổ bọ gậy. Người dân cho rằng đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan y tế dự phòng. Nhưng trên thực tế, để triển khai có hiệu quả cần phải có sự phối hợp của 3 bên: chính quyền địa phương, cơ quan y tế và người dân.
Tại Hà Nội, trong quá trình phun hóa chất, chỉ có một nửa số hộ gia đình đồng ý phun toàn bộ nhà và như vậy việc diệt muỗi sẽ không hiệu quả. Thậm chí có những hộ dân còn không đồng ý phun trong nhà nhưng lại yêu cầu phun ngoài vườn.
Vai trò của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng để phòng chống sốt xuất huyết, nếu như trong nhà không có chum vại hay những nơi thuận lợi cho muỗi sinh sôi, chắc chắn, dịch sốt xuất huyết đã không bùng phát như thời gian qua tại Hà Nội.
Đó là chưa kể vấn đề ý thức, có những gia đình có người mắc sốt xuất huyết rồi nhưng vẫn chủ quan và không quan tâm đến diễn biến của dịch. Còn đối với những người từng mắc sốt xuất huyết, điều đầu tiên mà họ cảm nhận là lo sợ, vì dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội quá kinh khủng và không ngờ nó lại ở ngay bên cạnh mình.
Theo dự báo, từ giờ cho đến tháng 11 chính là thời điểm thuận lợi để muỗi sinh sôi và phát triển. Điều đó có nghĩa là cuộc chiến với sốt xuất huyết vẫn chưa dừng lại.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sai lầm khi phòng chống sốt xuất huyết người dân hay mắc phải
- Dịch sốt xuất huyết có xu hướng chững lại nhưng vẫn ở mức cao
- Những lưu ý cần thiết khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
- Hà Nội đề xuất thêm 70 tỷ đồng chống dịch sốt xuất huyết
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua