Vì sao không nên để anh chị lớn trông em nhỏ
Bố mẹ không nên giao trách nhiệm trông em nhỏ cho các anh chị ruột của bé. Dưới đây là các lý do tại sao, theo khuyến cáo của Bright Side:
Nhược điểm đầu tiên khi để anh chị lớn trông coi em nhỏ là khoảng cách tuổi tác giữa hai đứa trẻ nếu không nhiều hơn 12 năm thì sức khỏe thể chất của anh/chị là không đủ để đối phó với những tình huống bất ngờ của đứa em.
Ảnh: LaviaRedburn
Mọi việc thường bắt đầu bằng những thứ rất nhỏ: “Con trông em nhé, mẹ quay lại ngay”. Mẹ trở lại đủ sớm để không có điều gì tồi tệ xảy ra. Em bé đã dậy nhưng chưa kịp khóc vì anh chị lớn đã bắt chước giọng của mẹ nựng em. Anh chị lớn cảm thấy thật tự hào vì mình “được việc”.
Mẹ tin tưởng để anh/chị trông em nhiều hơn. Rồi một lần mấy mẹ con đi công viên, mẹ dặn anh/chị trông em để chạy ra cửa hàng cách đó khoảng 100m mua chai nước. Mẹ bỗng giật mình vì tiếng em bé khóc thét lên, quay lại thấy đứa nhỏ đang chấp chới trên xe nôi, đầu đập vào thanh kim loại còn đứa lớn thì hoảng sợ vì phút hậu đậu của mình. Sau tình huống đó, đứa lớn kiên quyết không quay trở lại công viên.
Để anh chị trông em trong vài phút khi mẹ nấu cơm là điều có thể chấp nhận được, tuy nhiên tuyệt đối không để chỉ hai đứa trẻ ở nhà với nhau, hoặc để anh chị trông em nhiều hơn 5 phút.
Bạn hãy nhìn vào bệnh viện: bỏng nước sôi, ngã từ cửa sổ, tai nạn do nghịch kéo, nhét thứ gì đó vào lỗ mũi... Một đứa trẻ 7 tuổi không thể nào bảo vệ một đứa trẻ 5 tuổi trước những hành vi nguy hiểm trên, thậm chí đôi khi chúng còn tạo điều kiện thuận lợi để điều đó xảy ra. Bạn nên hiểu bọn trẻ đều rất tò mò và cũng hậu đậu, một đứa trẻ tiểu học không thể đảm nhận nhiệm vụ giám sát một đứa trẻ nhỏ hơn nó.
Nếu khoảng cách tuổi tác của anh chị em nhiều hơn 12 tuổi, trẻ tuổi teen hoàn toàn có thể đảm nhiệm việc một mình chăm em ở nhà. Việc trông em cũng là một việc nhà mà trẻ cần làm. Tuy nhiên, n ếu để trẻ trông em, bạn cũng cần đền bù thời gian cho trẻ. Cha mẹ có thể trả công cho trẻ khi chăm em nhưng tốt nhất nên coi đó là sự hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình.
Điều quan trọng nhất các cha mẹ cần nhớ là đứa trẻ lớn không có lỗi gì khi bạn quyết định sinh thêm con, và bạn có thể không còn đủ sức lực và thời gian để chăm sóc con nhiều như chúng cần. Trừ trường hợp đặc biệt, chăm sóc con là trách nhiệm của cha mẹ. Đứa con lớn có thể sẵn sàng giúp bạn, nhưng trách nhiệm vẫn thuộc về bạn.
Nhiều cha mẹ trách móc đứa con lớn vì những rắc rối mà đứa nhỏ đã gây ra, vì những điều không thuộc trách nhiệm của đứa lớn. Đứa lớn đó mới chỉ 7 tuổi, chúng nên được ai đó chăm sóc chứ không phải là chăm sóc một ai đó.
Nếu một đứa trẻ phải chăm sóc em quá mức sẽ tạo ra trải nghiệm không tốt thời thơ ấu, và nó tin rằng trẻ em là gánh nặng mà nó không thể đối phó được. Vì thế nếu bạn muốn có cháu sau này, bạn nên hiểu rằng bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc con của mình bây giờ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Cẩn trọng: Khi chị được bố mẹ giao trông em
- Học sinh lớp 8 ngoan hiền nghi tự tử vì mẹ bắt nghỉ học trông em
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua