Vì sao không nên dùng phấn rôm cho trẻ?
Phấn rôm thường được dùng cho trẻ em sơ sinh hay người bệnh nằm liệt giường để chống hăm và ngừa rôm sảy. Tuy nhiên nếu không dùng đúng cách có thể gây hại.
Nói về điều này, chia sẻ trên báo Sức khỏe & đời sống, Bác sĩ Minh Ngọc cho biết, nhiều bà mẹ thường có thói quen bôi phấn rôm cho trẻ để phòng rôm sảy, điều này là hoàn toàn sai lầm vì phấn này không có tác dụng trị rôm sảy, thậm chí còn làm bít lỗ chân lông của trẻ, làm các bệnh hăm da, viêm da nặng hơn khi không dùng.
Hơn nữa, những thành phần có trong phấn rôm như bột talc, muối canxi, kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm có thể gây hại nếu hít vào.
Mặc dù phấn rôm có nhiều công dụng, nhưng nếu không dùng đúng cách có thể gây hại. Ảnh minh họa
Phấn rôm vào đường hô hấp làm phổi trẻ bị sưng, viêm, gây ho, hắt hơi, sổ mũi, nôn, khó thở, tím tái... Khi trẻ hít phải nhiều sẽ gây nghẽn đường thở.
Với kích thước rất nhỏ, các hạt bột phấn sẽ len lỏi vào phế nang của trẻ, cản trở hoạt động nhung mao hô hấp. Bụi phấn sẽ tích tụ trong phổi làm tắc nghẽn đường thở ở nhiều mức độ gây thiếu ôxy, viêm nhiễm đường thở và mô kẽ, dẫn tới viêm tiểu phế quản nặng rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Với trẻ bị rôm do nóng, các bà mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng, tắm nước mát, giữ cho phòng bé thoáng mát và cho bé ăn các thực phẩm mát. Nếu dùng phấn rôm thì chọn những sản phẩm uy tín và chỉ nên bôi vào phần lưng, tay và chân, tuyệt đối không bôi vào vùng bụng dưới trở xuống, tránh hít phải bụi phấn.
Chia sẻ trên báo VnExpress, bác sĩ Lê Đức Thọ, Trưởng khoa Da Liễu - Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, tiếp xúc lâu ngày với phân rôm, các khối u ở một số động vật thí nghiệm cũng phát triển thêm. Người ta đã được chứng minh bột talc có thể gây ra các khối u ác tính trong buồng trứng và phổi ở người. 30 năm qua, các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng hạt talc và nhận thấy chúng có mức độ nguy hiểm tương đương với amiăng.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.
Xử trí và phòng tránh rôm sảy Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nóng nực, không thông thoáng. Quần áo, tã lót cho trẻ nên dùng loại vải sợi, cotton mỏng, may rộng, thoáng, thấm mồ hôi tốt; không nên dùng các loại sợi nylon tổng hợp, khó hút ẩm. Thay quần áo thường xuyên cho trẻ, nếu cơ thể trẻ không bị nóng nực, ít tiết mồ hôi thì rôm sảy có thể khỏi nhanh chóng. Tránh cho trẻ ra ngoài vào những giờ nắng gắt (từ 10 giờ đến 15 giờ), nếu có việc phải ra ngoài vào lúc đó thì nên đội mũ rộng vành, mặc áo quần che kín làn da của bé. Nên tắm thường xuyên cho trẻ để giúp cho cơ thể thoàng mát, làn da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Có thể tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm hay xà phòng loại dành riêng cho trẻ em. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ bị rôm sảy, dùng phấn rôm thế nào cho đúng cách
- Johnson & Johnson phải bồi thường 72 triệu USD vì phấn rôm gây ung thư
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua