Dòng sự kiện:

Vì sao trẻ 3 tuổi là những đứa bé phiền phức nhất?

Theo Trí thức trẻ
20:51 19/05/2017
Lắng nghe những chia sẻ của một bà mẹ đang vật lộn với cậu con trai lên 3 tuổi và chắc chắn mẹ sẽ thấy vô cùng đồng cảm.

Katharine Slalh là một nhà báo lâu năm ở Chicago, đam mê thời trang, làm đẹp và thiết kế nội thất, nhà ở. Cô vừa có thêm 1 đứa con trai, năm nay được 3 tuổi, do đó cô nghỉ ở nhà để chăm sóc con tốt hơn. Cô đang cố gắng từng ngày với công việc đầy thử thách này. Bài viết là những chia sẻ của bà mẹ về "công cuộc chăm sóc" cậu nhóc 3 tuổi đầy khó khăn. 

Những cậu bé 3 tuổi vô cùng nghịch ngợm và đầy phiền phức (Ảnh minh họa).

Sáng nay, tôi chuẩn bị bữa sáng cho chồng và cô con gái 6 tuổi. Sau đó thì bật bộ phim mà cậu con trai 3 tuổi nhà tôi yêu thích rồi để cậu tự ăn sáng. Tôi còn hướng dẫn cậu phải tìm tôi ở đâu nếu cần gì. Ngay sau đó, tôi chạy vội lên lầu để tắm. Chưa đầy 15 phút sau, tôi chạy xuống và nghe thấy tiếng rên rỉ mà tôi không chắc có phải là từ ti vi phát ra hay không. Rồi tôi nhận ra rằng đây thực ra là tiếng con trai mình, tự mở cửa sau và cửa ga-ra, đã bò quanh nhà, trong lúc trời mưa tầm tã và nhiệt độ ngoài trời đang lên đến 40 độ. Và giờ thì cậu nhóc đứng trước cửa nhà, tất thì ướt và đang cáu kỉnh vì tôi không có mặt nhanh khi cậu gõ cửa.

Vì khu nhà tôi ở khá yên tĩnh nên tôi phải kìm chế để không làm ầm lên. Thực ra tôi không quá bất ngờ vì con trai tôi đã 3 tuổi và người ta nói đây là độ tuổi gây khó chịu nhất trên đời.

Và đây là lý do tại sao?

1. Chúng làm bất cứ cái gì chúng muốn vào bất cứ lúc nào. Thích chạy xung quanh khu đỗ xe của trường khi bố mẹ đến đón, hay ném đồ chơi vào mặt mẹ... Những cậu nhóc 3 tuổi thường không biết sợ là gì, vô cùng sáng tạo và "rất quyết tâm".

2. Chúng chưa biết thế nào là cách cư xử đúng mực. Vài tháng trước, con trai tôi định cởi bỏ hết quần áo ở 1 nhà hàng và chạy ra đường. Chỉ có hứa đưa con đến cửa hàng kem gần đó mới khiến cu cậu chịu ngồi im và vẫn mặc quần áo.

3. Chúng rất ích kỉ. Đừng hi vọng là cha mẹ sẽ đạt được gì nếu đưa cho đứa bé 3 tuổi thứ chúng muốn. La hét, khóc lóc, cắn xé hoàn toàn được chấp nhận trong thế giới của chúng.

4. Chúng dễ tức giận hơn và giận lâu hơn. Một cậu bé 3 tuổi lớn hơn, mạnh mẽ hơn, và sẽ khó đánh lạc hướng cơn giận hơn, tất nhiên là so với những đứa trẻ 2 tuổi. Vì thế, những cơn tức giận sẽ dài hơn và cha mẹ sẽ gặp khó khăn hơn khi xử lý chúng.

Những cậu nhóc 3 tuổi đã thích gì thì phải làm cho bằng được (Ảnh minh họa).

5. Chúng luôn vượt qua giới hạn. Bộ não của chúng phát triển đủ để biết rằng chúng có ảnh hưởng nhất định tới cha mẹ. Làm thế nào để cha mẹ không theo mình xuống phố, hay làm thế nào ăn được nhiều kẹo trước khi cha mẹ phát hiện.

6. Chúng có thể hiểu lý lẽ thông thường nhưng luôn làm ngược lại. Tôi bảo con là đừng hạ kính ô tô xuống khi chúng tôi đang di chuyển vì trời đang mưa và cậu bé có thể bị ướt nhưng có ích gì khi chàng ta luôn thích làm điều ngược lại.

7. Chúng luôn đặt bản thân trong tình huống nguy hiểm và việc chúng ta cố giải quyết vấn đề chỉ làm cho tình huống tồi tệ hơn. Đây là tình trạng tiến thoái lưỡng nan thường thấy khi tôi đối mặt với đứa con trai 3 tuổi của tôi. Khi cu cậu muốn tự mình chạy đi đâu đó một mình, nếu tôi đuổi theo, cậu ta sẽ lại càng chạy xa hơn, mất tập trung hơn và như thế lại càng thêm phần nguy hiểm. Nhưng nếu tôi không đuổi theo, cu cậu sẽ tự dừng lại và cuối cùng tự quay trở lại. Vì thế, không phải là tôi không quan tâm gì đến con, mà thực ra tôi làm vậy là vì muốn tốt cho con.

8. Chúng tự quyết định và không muốn cha mẹ tự ý hành động. Con trai tôi đã nổi điên lên vì tôi thay và vứt tã đêm của nó vào thùng rác. Cu cậu lục tìm lại trong thùng rác vì muốn mặc lại cái tã đó và nghĩ việc tôi làm thật kỳ cục, dù là tôi chỉ muốn giúp con mình.

9. Chúng biết cách cầu xin để cha mẹ động lòng. Khi con trai tôi muốn thứ mà cu cậu biết tôi không cho (kẹo hay chó con), cu cậu liền chắp tay, làm bộ mặt đáng thương cầu xin, đôi mắt long lanh và lẩm bẩm: "Mẹ ơi, con sẽ ngoan mà, con hứa là con sẽ cực kì ngoan". Và không cha mẹ nào có thể nói không khi nhìn thấy bộ dạng ấy của con mình.

Nguồn: Gia đình Việt Nam