Việc cha mẹ nên làm để bảo vệ trẻ trước nạn bắt cóc
“Gia đình phải có niềm tin tuyệt đối vào cơ quan chức năng, cung cấp những thông tin đã biết để dễ cho quá trình điều tra. Phụ huynh không nên tự mình làm theo yêu cầu của đối tượng mà nên phối hợp và làm theo những chỉ dẫn của cơ quan công an”.
Không thể giữ con 24/24h, nhưng...
Tháng 4 vừa qua, người dân quan tâm theo dõi vụ giải cứu bé gái Vàng Thị Máy, 3 tháng tuổi, ở thôn San 2, xã Lao Chải, Sa Pa bị bắt cóc bán sang Trung Quốc. Sau 3 ngày lần theo hành tung của những kẻ bắt cóc trẻ em, sáng 4/4, các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Lào Cai đã giải cứu an toàn cháu bé, bàn giao cho gia đình. Bé Vàng Thị Máy đã bị đối tượng Giàng A Dơ (SN 1994, ở huyện Bình Lư, tỉnh Lai Châu) cùng đồng bọn đưa sang Trung Quốc bán nhưng không được giá nên chúng đưa cháu quay trở về Việt Nam thì bị bắt giữ.
Không may mắn như bé gái Vàng Thị Máy, trong tháng 7 này, bé Trần Trung Nghĩa (6 tuổi, ở Quảng Bình) đã bị sát hại sau 5 ngày mất tích. Người dân thương cháu Nghĩa bao nhiêu thì căm phẫn kẻ thủ ác bấy nhiêu. Chị Thủy Trâm (Đồng Hới, Quảng Bình) chia sẻ, là một người mẹ có con nhỏ khi nghe tin về cháu Nghĩa, chị luôn có cảm giác bất an mỗi khi phải xa các con. Tuy nhiên, cha mẹ không thể giữ con bên mình 24/24h, chỉ mong pháp luật trừng trị thích đáng những đối tượng bắt cóc trẻ em để làm gương cho kẻ khác.
Phụ huynh cần dạy con cảnh giác với cả những người quen, chỉ ra cho trẻ những nguy cơ dễ bị bắt cóc (ảnh minh họa)
Anh Nguyễn Đồng (quận 1, TP.HCM) chia sẻ, gần đây trên mạng facebook có nhiều người chia sẻ thông tin về những đối tượng bắt cóc trẻ em nhưng chưa bị công an bắt giữ khiến gia đình anh thấy lo lắng. Dù anh chị đã trang bị cho con những kỹ năng phòng tránh trẻ khỏi bị bắt cóc nhưng theo anh Đồng, trẻ con rất cả tin, chỉ cần đối tượng dụ dỗ khéo một chút là trẻ tin ngay. Vì thế, khi để con ở nhà, anh luôn nhờ những nhà hàng xóm có người lớn ở nhà để mắt đến các cháu. Ngoài ra, theo anh trường học cũng cần tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho các cháu, quản lý chặt chẽ học sinh trước, sau và trong giờ học.
Theo cơ quan công an, kẻ bắt cóc thường đóng giả nhân viên giao hàng, điện, nước để tiếp cận trẻ khi người lớn không có nhà. Khi trẻ tới trường, trong lúc đợi bố mẹ đến đón, trẻ cũng dễ bị kẻ xấu tiếp cận. Dù trẻ đi với người lớn, chúng cũng có thể bám theo sau chờ cơ hội người lớn lơ là một chút là ra tay. Đôi khi chúng còn dựng hiện trường hỗn loạn để ra tay…
...Dạy trẻ tránh nguy cơ
Theo bà Nguyễn Thị An, Tổ chức Plan International Việt Nam, người lớn thường dạy trẻ cảnh giác với người lạ, nhưng báo cáo từ các vụ bắt cóc chỉ ra rằng, kẻ bắt cóc đa số là người quen với trẻ. Vì thế, phụ huynh cần dạy con cảnh giác với cả những người quen, chỉ ra cho trẻ những nguy cơ dễ bị bắt cóc, dạy con hạn chế ở những nơi chỉ có một mình, hãy đi theo nhóm bạn bè.
Nếu rơi vào tình huống con bị bắt cóc, gia đình cần bình tĩnh, bí mật báo cơ quan công an thông qua số điện thoại đường dây nóng 113
Quan trọng nhất là bố mẹ phải gần gũi con để trẻ sẵn sàng chia sẻ. Bố mẹ hãy tin vào linh cảm của trẻ, khi trẻ nói con sợ người này người kia thì phải chú tâm tìm hiểu ngay, chứ đừng coi đấy là chuyện của trẻ con mà bỏ qua.
Hiện nay, không ít người có thói quen khoe con trên mạng xã hội và vô tình để lộ tên con, tên trường, địa chỉ nhà, thậm chí có phụ huynh cập nhật hoạt động của con từng ngày, từng giờ. Bà An cho rằng, điều này vô tình đẩy trẻ vào sự nguy hiểm bởi kẻ xấu qua theo dõi facebook sẽ biết được quy luật hoạt động của trẻ để tìm cách tiếp cận trẻ. Với những trẻ lớn sử dụng facebook, bố mẹ cần cảnh báo con không nên kết bạn với người lạ để tránh những việc đáng tiếc xảy ra.
Bố mẹ cũng cần dạy con khi trẻ bị bắt cóc thì phải làm gì. Dạy con chỗ đông người hãy hét to hết mức để gây sự chú ý của người xung quanh. Tuy nhiên đến khi còn một mình thì con không nên chống đối mà phải nghe lời để giữ an toàn cho mình, tìm cơ hội trốn thoát.
Trong trường hợp trẻ không may bị bắt cóc, bà An cho rằng, gia đình cần báo cơ quan công an. Ngoài ra, gia đình có thể gọi điện đến đường dây tư vấn 18001567, các chuyên gia sẽ cho gia đình những lời khuyên hữu ích. Trước thực tế không ít gia đình có con bị bắt cóc đã lẳng lặng làm theo yêu cầu của kẻ bắt cóc mà không báo cơ quan công an, bà An cho rằng việc này là không nên. Bởi nếu đối tượng bắt cóc trẻ em không bị xử lý, chúng sẽ có cơ hội tiếp cận với trẻ khác.
Khi còn một mình thì con không nên chống đối mà phải nghe lời để giữ an toàn cho mình, tìm cơ hội trốn thoát.
Theo trung tá, TS. Hà Thị Hồng Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân), đối tượng bắt cóc thường nhằm 2 mục đích: tống tiền (chiếm đoạt tài sản) và trả thù cá nhân. Khi trẻ bị bắt cóc, gia đình cần bình tĩnh, bí mật báo cơ quan công an thông qua số điện thoại đường dây nóng 113.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sự thật về thi thể bé trai nằm trong thùng xốp chứa đầy đá lạnh, nghi bị bắt cóc lấy nội tạng
- 10 điều cha mẹ cần dạy trẻ để con em mình không trở thành đối tượng của kẻ bắt cóc
- Từ vụ bé trai ở Quảng Bình, các mẹ chia sẻ kinh nghiệm để trẻ không bị bắt cóc
- Bé 5 tuổi bị bắt cóc khi đang ngủ cùng bố mẹ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua