Viêm cầu thận cấp ở trẻ em: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Những ngày qua, người dân xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An vẫn chưa hết hoang mang sau khi sự việc 2 học sinh là anh em ruột trong một gia đình chết nghi liên quan đến suy thận cấp. Người dân ở đây cảm thấy lo lắng vì đây là lần đầu tiền từ ngày lập mường lập bản tới nay mới chứng kiến sự việc lạ thường này.
Triệu chứng bệnh viêm cầu thận cấp
Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh bắt đầu có triệu chứng: đau lưng, nôn, mệt mỏi
- Phù lúc đầu ở mí mắt sau ở chân. Mức độ phù có thể nhẹ hay nặng.
- Nước tiểu: số lượng ít, mầu thẫm, đục
- Huyết áp cao: thường gặp, cả về số tối thiểu và số tối đa nếu huyết áp tăng cao nhiều có thể khó thở nghe tim có tiếng ngựa phi, gan to, co giật. Một số trường hợp gây phù phổi cấp.
Xét nghiệm
- Nước tiểu: có protein (thường ở mức vừa phải từ 1-1.5g/24 giờ có hồng bạch cầu và trụ hạt.
- Máu: urê cao vừa từ 50-100%, creatin cao hơn bình thường.
Theo bác sĩ Tạ Phương Dung, Trưởng khoa Thận - Nội, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết trên báo VnExpress, tuy lâm sàng biểu hiện trầm trọng nhưng đại bộ phận người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn, tỷ lệ hồi phục đạt 95%. Khi protein niệu kéo dài trên 6 tháng, bệnh không còn khả năng tự phục hồi, viêm cầu thận cấp tính trở thành viêm cầu thận mạn tính với những hậu quả nguy hiểm.
Bác sỹ khám bệnh cho hơn 200 học sinh tại Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Dân trí
Cách phòng bệnh viêm cầu thận cấp
- Vừa điều trị căn nguyên nhiễm khuẩn bằng kháng sinh vừa điều trị triệu chứng (sốt, phù, tăng huyết áp…).
- Để phòng bệnh, cần phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng ở mũi, họng và các bệnh mụn nhọt, chốc đầu, đặc biệt là do vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) gây ra.
- Cần vệ sinh hàng ngày họng miệng bằng cách súc họng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Vệ sinh thân thể bằng hình thức tắm rửa sạch sẽ hàng ngày tránh để xảy ra mắc bệnh mụn, nhọt, chốc đầu.
- Mùa lạnh cần giữ ấm cổ, không uống nước lạnh quá.
- Trẻ em khi bị viêm họng mà nghi ngờ do liên cầu nhóm A cần được điều trị tích cực, triệt để. Đặc biệt, khi phản ứng ASLO định lượng dương tính, cần được tư vấn của bác sĩ để được tiêm phòng kháng sinh penicillin chậm theo quy định (liều lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu).
- Tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh viêm cầu thận.
- Khi có biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da hay các biểu hiện của viêm cầu thận nên tới các cơ sở y tế khám, đặc biệt cần nghỉ ngơi, cách ly theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Người viêm cầu thận cấp cần hạn chế ăn muối, khi có suy thận cần chế độ ăn giảm đạm, kali và nghỉ ngơi tuyệt đối khi có tăng huyết áp.
- Với các trường hợp sau khi đã được điều trị khỏi bệnh viêm cầu thận cấp thì theo định kỳ nên được khám bệnh để kiểm tra các chức năng của thận.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bệnh viêm cầu thận ở trẻ em nguy hiểm thế nào?
- Bộ Y tế vào cuộc vụ hàng loạt trẻ bị viêm cầu thận tại Nghệ An
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua