Vợ nhạc sĩ Châu Kỳ: 'Tôi và chồng tự sửa lời bài Con đường xưa em đi'
Năm ca khúc trước 1975 - trong đó có bài Con đường xưa em đi của tác giả Châu Kỳ - Hồ Đình Phương - vừa bị cấm lưu hành vĩnh viễn vì được cho là có lời và nội dung không đúng với bản gốc. Bà Kha Thị Đàng - vợ của cố nhạc sĩ Châu Kỳ - chia sẻ bà và gia đình hụt hẫng về sự việc. Trước đó, khi nghe ca khúc này bị tạm dừng lưu hành để rà soát, bà Đàng vẫn hy vọng việc đối chiếu sẽ mang lại kết quả tốt để ca khúc tiếp tục được phổ biến.
"Con đường xưa em đi" là ca khúc sáng tác trước năm 1975 bị cấm vì có dị bản.
Người vợ 80 tuổi cho biết chồng bà sáng tác Con đường xưa em đi vào thập niên 1960, trong bối cảnh dòng Bolero được đông đảo khán giả ưa chuộng ở Sài Gòn. Nhiều nhạc phẩm của tác giả Châu Kỳ được viết trong thời gian này. Sinh thời, nhạc sĩ Châu Kỳ và nhà thơ Hồ Đình Phương thường cùng nhau sáng tác. Cố nhạc sĩ thường soạn phần nhạc trước, sau đó để bạn mình viết lời.
Bà Kha Thị Đàng - vợ của cố nhạc sĩ Châu Kỳ.
Khoảng năm 1967-1968, bà Đàng và nhạc sĩ Hồ Đình Phương làm việc ở nhà máy giấy Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai. Sau lưng nhà máy là một con đường mòn nối liền nơi nghỉ trưa của công nhân và khu vực làm việc. Từ văn phòng nhìn ra, cố tác giả Hồ Đình Phương - lúc đó là phó giám đốc hành chính - nảy sinh cảm hứng để sau đó viết nên những ca từ: "Con đường xưa em đi/ Vàng lên mái tóc thề/ Ngõ hồn dâng tái tê...".
Bà Đàng cho rằng thời điểm đó, đất nước thường xảy ra chiến tranh, nhiều nhạc phẩm chứa những ca từ mang bóng dáng người lính vì "khán giả người ta thích thế". Do đó, trong bài Con đường xưa em đi có câu "Chiến trường anh bước đi" và "Phiên gác canh dài".
Đến năm 2007, khi sức khỏe nhạc sĩ Châu Kỳ yếu dần, vợ chồng ông quyết định sửa lại vài ca từ để bài hát được phổ biến hơn. Bài hát được sửa hai chỗ: chữ "chiến trường" được chuyển thành "lối mòn", "phiên gác" thành "thao thức". "Chúng tôi sửa để ca từ mới hợp với nền nhạc hơn, đồng thời giúp ca khúc phù hợp với bối cảnh cuộc sống hòa bình", bà kể. Tuy nhiên, việc sửa đổi này chỉ được hai ông bà trao đổi qua lại bằng miệng, không lưu thành văn bản. Năm 2008, sau khi nhạc sĩ Châu Kỳ mất đi, chuyện sửa ca từ mới cho bài hát được bà chia sẻ với một số người thân, bạn bè.
Năm 2016, bà hồ hởi khi hay tin nam ca sĩ Trung Quang trình diễn ca khúc này với phần ca từ mới trong cuộc thi Thần tượng Bolero và đoạt giải quán quân. Cùng năm, một kênh của đài truyền hình quốc gia thực hiện chương trình Sol vàng về nhạc sĩ Châu Kỳ và lấy tên ca khúc làm chủ đề chương trình.
Bà Đàng cho biết mình chưa có ý định đề nghị cấp phép ca khúc trở lại vì thấy phiền phức và ngại rắc rối. "Tôi chỉ mong cơ quan chức năng thấy ca khúc nào của chồng tôi phù hợp thì cho phép lưu hành, chứ tôi không muốn xin. Thật lòng mà nói dù được cấp phép hay không cấp phép, tôi tin ca khúc này đã đi vào lòng khán giả suốt mấy chục năm qua", người vợ chia sẻ. Hiện gia đình không còn giữ bản gốc nhạc phẩm này.
Nhạc sĩ Châu Kỳ và vợ - bà Đàng - trong lễ cưới. Ảnh tư liệu.
Trước khi nhạc sĩ Châu Kỳ mất, bên giường bệnh, bà đã viết cuốn hồi ký Thi Đàng kỳ duyên, kể về 300 ca khúc do chồng mình sáng tác. Bà Đàng muốn lưu lại những câu chuyện về các nhạc phẩm của Châu Kỳ để khán giả đời sau còn biết đến những âm điệu Bolero của ông.
Trước đó, thông tin dị bản của các ca khúc: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương) sẽ bị cấm vĩnh viễn gây xôn xao. Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - cho biết: "Những bản nhạc bị sửa lời vi phạm nặng nề quyền tác giả và quyền liên quan. Việc cấm lưu hành vĩnh viễn là đương nhiên và phải làm". Nếu có đơn vị xin cấp phép lưu hành và có xác nhận của tác giả rằng đó là bản gốc, cơ quan quản lý sẽ xem xét.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc trước năm 1975 bị sửa lời
- Yêu cầu thu hồi lệnh cấm lưu hành, phổ biến ca khúc 'Màu hoa đỏ'
- Vì sao 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bị tạm dừng lưu hành?
- Trọng Hiếu trình làng ca khúc tự sáng tác 'Anh vẫn thấy'
- Sơn Tùng MTP sáng tác ca khúc Tết cho những người xa nhà
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- Chiến Thắng lên tiếng về sự cố bị đuổi khỏi đám cưới của Mạc Văn Khoa
- Hòa Minzy khiến fan thích thú với màn "múa quạt" trên khán đài để cổ vũ cho đội tuyển bóng rổ Việt Nam
- Vừa chia tay Kiều Minh Tuấn, Cát Phượng đã được một sao nam "thả thính"?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua