Vụ 3 mẹ con tử vong: Cảnh báo chất độc nguy hiểm từ thịt cóc
Nhiều nạn nhân đã tử vong vì ăn thịt cóc
Mới đây, vụ việc 3 mẹ con ở Bà Rịa - Vũng Tàu tử vong sau khi ăn nồi cháo cóc khiến dư luận xôn xao.
Cụ thể, ngày hôm qua 7/11, nạn nhân là chị B.T.T.H (31 tuổi, ngụ H.Xuyên Mộc) mua thịt cóc từ một người bán dạo rồi nấu cháo.
Đến chiều cùng ngày, chị H. cho hai con nhỏ của mình là cháu N.N.B.N (7 tuổi) và N.N.U.P (11 tháng tuổi) cùng ăn cháo chung với mình.
Vài tiếng sau, ba mẹ con chị H. nôn ói, khó thở nên được người thân đưa vào viện cấp cứu nhưng đã không qua khỏi. Bác sĩ Bệnh viện Bà Rịa cho biết, 3 mẹ con nhập viện quá trễ, độc tố của cóc đã ngấm vào người.
Nhiều gia đình có thói quen mua cóc về chế biến hoặc làm ruốc cho con ăn để chống bệnh còi xương. Ảnh minh họa
Vụ việc là hồi chuông cảnh báo cho nhiều gia đình có thói quen mua thịt cóc về làm ruốc hay chế biến cho con ăn với mong muốn chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.
Trước đây cũng đã có rất nhiều trường hợp tử vong do ăn thịt cóc. Cách đây chưa lâu, ông Ngô Thanh Vinh (xã Tịnh Quang, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã bị tử vong sau khi ăn thịt cóc. Theo diễn biến của sự việc, ngày 24/5/2015, ông Vinh có bắt được một con cóc và làm thịt ăn. Nhưng sau khi ăn, ông Vinh xuất hiện triệu chứng như tím tái, choáng, đau đầu, nôn mửa... Mặc dù được chuyển xuống trạm y tế xã và bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi nhưng không qua khỏi.
Cóc là loài vật chứa độc tố gây nguy hiểm
Nói về mức độ nguy hiểm khi người dân tự ý mua cóc về ăn, trao đổi trên báo Công luận, bác sĩ đa khoa Văn Giàu cho biết, cóc là loại động vật sống quanh nhà ở vùng nông thôn. Khi thời tiết xuất hiện những cơn mưa rào thì cóc cũng xuất hiện nhiều. Chính vì sự gần gũi này và những lời đồn đại về công dụng dinh dưỡng của thịt cóc từ xa xưa nên nhiều người vẫn có thói quen sử dụng thịt cóc để ăn. Nhưng thực tế trên cơ thể con cóc chứa những chất độc.
Trên da cóc có những nốt nổi lên bề mặt, trong đó chứa chất độc. Nọc độc của cóc là loại độc tố tetrodotoxin. Đây là loại độc tố thần kinh, nếu người ăn phải độc tố này sẽ xuất hiện triệu chứng về thần kinh như méo miệng, tim đập nhanh, tăng huyết áp...
"Thịt cóc không chứa chất độc nhưng trong gan, trứng, da có chất độc là bufotoxin, nhựa cóc nằm trong da và khu vực tai của cóc có màu trắng đục cũng có thể gây tử vong. Chất độc bufotoxin có thể chảy ra và dính vào thịt, các bộ phận khác không chứa chất độc trong quá trình làm thịt. Chất nhựa cóc trong các cục nổi lên trên da cũng chứa bufotoxine có độc tính cao", bác sĩ nhấn mạnh.
Chất độc trong cóc là chất độc không tự hủy khi đun nấu ở nhiệt độ cao, ngâm nước muối hoặc dầu mỡ chiên rán cũng không tiêu diệt được chất độc này. Vì vậy, khi chế biến chỉ cần chất độc dây vào thịt, da hoặc bất cứ phần nào cũng có thể gây nguy hiểm.Chất độc của cóc khi ngấm vào cơ thể sẽ tác động đến các hệ cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch, tuần hoàn. Khi chất độc bắt đầu gây ngộ độc sẽ có triệu chứng tím tái, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nôn, đau đầu, nhức đầu.
Nọc độc có sức tàn phá ghê gớm, có thể dẫn đến tử vong. Để đề phòng ngộ độc do ăn thịt cóc, lưu ý không ăn thịt cóc đặc biệt là trứng và gan cóc nơi chứa nhiều chất độc cực mạnh.
Minh Sang (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua