Dòng sự kiện:

10 dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay lập tức

14:27 08/10/2016
Phần lớn các cơn đau nhức, sổ mũi,...sẽ khỏi một cách nhanh chóng, nhưng những dấu hiệu nào khác ở trẻ mà bạn nên lo lắng khi bé bị bệnh?

Để biết triệu chứng bị bệnh của trẻ có nghiêm trọng hay không luôn không phải là điều dễ dàng. Bé có thể chạy nhảy tung tăng xung quanh nhưng một phút sau đó đột nhiên có vẻ rất yếu.

Tiến sĩ Ashley Reece, bác sĩ nhi khoa tư vấn tại Bệnh viện Spire Bushey tại Hertfordshire, cho biết: "Nhìn chung, các bậc cha mẹ nên tin vào bản năng của họ. Thế nhưng có 10 triệu chứng 'báo động' mà nên đưa trẻ đến bác sĩ.


1. Sốt cao

Trẻ cao hơn 37.5oC được tính là sốt. Nhưng hầu hết các bác sĩ nhấn mạnh rằng chỉ số trên nhiệt kế không quan trọng trẻ cảm thấy như thế nào trong bản thân mình.

Nếu trẻ vẫn đang chơi và ăn uống bình thường có lẽ không cần phải lo lắng, nhưng nếu trẻ cáu kỉnh hoặc buồn ngủ bất thường thì rất đáng quan tâm. Trường hợp ngoại lệ là các em bé dưới ba tháng mà bị sốt thì cần gặp bác sĩ ngay.

2. Sốt phát ban, cứng cổ và đau đầu

Những triệu chứng này với nhau, cùng với việc không thích ánh sáng, nôn mửa, khó tỉnh giấc, lơ mơ, có thể báo hiệu rằng con bạn có thể bị viêm màng não.

Điều quan trọng cần lưu ý là đôi khi không phải tất cả các triệu chứng đều xảy ra - ví dụ, có thể không cứng cổ hoặc phát ban.

Rất nhiều bệnh gây phát ban, nhưng một trong những dấu hiệu xảy ra do nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng máu do viêm màng não, hiện lên đốm hay vệt, bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Khi nhiễm trùng huyết xảy ra do viêm màng não, nó có thể gây đau chân, và bàn chân lạnh cóng.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, nên cho trẻ đi đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

3. Khóc quá nhiều

Nếu cha mẹ cảm giác bé khóc quá mức hoặc khóc khác bình thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện. Ví dụ như trẻ bị sốt, và tiếng khóc cao hơn bình thường, đó có thể là trẻ bị nhiễm trùng, hoặc nghiêm trọng hơn là viêm màng não.

4. Có vấn đề về thở

Nếu con của bạn thở khò khè hoặc thở nặng nhọc, trẻ sẽ cần sự giúp đỡ của bác sĩ. Các vấn đề hô hấp là nguyên nhân đứng thứ 3 trong những trường hợp trẻ phải vào cấp cứu và là nguyên nhân thứ 5 gây tử vong ở trẻ trong độ tuổi từ 1 - 14.

Nguyên nhân có thể là hen suyễn, hoặc nhiễm virus như viêm phổi. Trẻ thường khó thở kèm theo triệu chứng cảm lạnh như sốt, chảy nước mũi, ho hay đau họng.

Các dấu hiệu khác là:

- Một màu xanh xung quanh miệng, môi hoặc móng tay

- Màu da nhợt nhạt hoặc xám

- Lỗ mũi nở rộng

- Da bị "hút vào trong" ở giữa, phía trên hoặc phía dưới lồng ngực

5. Đau bụng dữ dội

Những cơn đau bụng ở trẻ rất phổ biến và thường gây ra khó chịu, đó có thể là do thay đổi thức ăn hoặc táo bón.

Nhưng cơn đau dữ dội kéo dài hơn một vài giờ có thể có nghĩa là viêm ruột thừa, đặc biệt là nếu nó được tập trung ở phía dưới bên phải.

Thông thường, nếu trẻ bị viêm ruột thừa, có thể các em sẽ không có các dấu hiệu như của người lớn gồm sốt, buồn nôn hoặc nôn.

6. Nhức đầu

Nhức đầu khá phổ biến nhưng bố mẹ cần kiểm tra nếu:

- Sau khi trẻ bị đánh vào đầu. Đó có thể là dấu hiệu trẻ bị chấn động hoặc chấn thương não, đặc biệt nếu trẻ nôn, thay đổi thị lực, chóng mặt, lú lẫn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, và những thay đổi trong tâm trạng.

- Nhức đầu vào buổi sáng cùng với cơn nôn mửa, hoặc nếu nôn làm giảm đau.

7. Dị ứng

Gần một nửa trẻ em bị dị ứng với một tác nhân trước tuổi 18. Dị ứng thức ăn có thể gây tử vong. Những khả năng nhất để gây dị ứng ở trẻ em là trứng, cá, các loại hạt (đặc biệt là đậu phộng), đậu nành, hải sản và sữa.

Chất gây dị ứng nghiêm trọng tiềm năng khác bao gồm ong chích và một số loại thuốc.

Nếu trẻ thở khò khè hoặc khó thở, phát ban, sưng môi, cổ họng hoặc lưỡi thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

8. Ngất xỉu

Nếu trẻ ngất xỉu không rõ nguyên nhân, thậm chí chỉ trong 1 phút, vẫn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu họ trẻ ngất xỉu không hồi phục hoặc khó thở, có dấu hiệu xung huyết hoặc co giật cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

9. Đi tiểu thường xuyên với giảm cân, khát nước

Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1. Bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì điều này có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê.

10. Tiêu chảy mãn tính và ói mửa

Tiêu chảy kéo dài vài giờ có thể là một dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất nước - một tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Theo Khám phá

Nguồn: Gia đình Việt Nam