10 điều bệnh nhân không nên che giấu bác sĩ
Theo Tiến sĩ Roger Henderson, một trong số những bác sĩ tham gia viết về sức khỏe nổi tiếng nhất ở Anh, thì thật lý tưởng nếu người bác sĩ biết được hầu như mọi thông tin của người bệnh, cho dù điều đó khiến người bệnh thấy không thoải mái. Để sót những thông tin quan trọng có thể khiến việc chẩn đoán trở nên rất khó khăn và cũng có thể khiến người bệnh gặp nguy cơ cao hơn. Ông Henderson nhấn mạnh: “Mọi chuyện - ý của tôi là tất cả mọi chuyện - có thể tác động đến sức khỏe của các bạn, thế nên chúng cần được đưa ra thảo luận với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ điều bận tâm nào”.
Bệnh nhân cần trung thực về tình trạng sức khỏe của mình với bác sĩ mỗi khi đi khám bệnh - ẢNH: NETDOCTOR.CO.UK
Trên trang netdoctor.co.uk, ông Henderson nêu 10 điều mà ông mong rằng người bệnh không nên giữ bí mật với bác sĩ.
1. Nếu bạn ngưng thuốc giữa chừng
Không tuân theo phác đồ điều trị là chuyện khá phổ biến. Có đến 70% người bệnh không uống đúng và đầy đủ thuốc, hoặc là vì quên, hoặc là vì cho rằng đã khỏe hơn khi những triệu chứng bệnh không còn nữa. Điều này có thể gây tác động nghiêm trọng đối với một số bệnh như huyết áp hay bệnh liên quan đến nồng độ cholesterol, và thậm chí có thể khiến bác sĩ kê thêm một số thuốc khác một cách không cần thiết do người thầy thuốc nghĩ rằng bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ điều trị trước đó. Thế nên nếu lỡ ngưng thuốc giữa chừng, hãy đừng nói dối mà nên cho bác sĩ biết rõ để có hướng điều trị chính xác. Bác sĩ của bạn sẽ hiểu thôi mà!
2. Mức độ nghiện thuốc lá hay nghiện rượu
Chẳng có bác sĩ nào bỏ tù bệnh nhân chỉ vì họ hút thuốc hoặc uống rượu quá nhiều. Tuy nhiên chúng ta cần suy nghĩ thật thấu đáo xem liệu lối sống đó tác động thế nào đến sức khỏe. Nguyên tắc này cũng áp dụng đối với những người sử dụng chất gây nghiện: Bác sĩ sẽ không tố cáo người nghiện với nhà chức trách. Bác sĩ cần biết về lối sống của bệnh nhân để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, để thực hiện những xét nghiệm phù hợp và để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
3. Nếu bạn bị căng thẳng, hay chán nản, hay bị lạm dụng nghiêm trọng
Nếu bạn đang phải chịu đựng bất kỳ hình thức lạm dụng nào, hãy cố mạnh mẽ nói ra để bác sĩ có thể giúp đỡ bạn. Nếu bạn có những triệu chứng ban đầu của trầm cảm, thì càng đi khám sớm thì việc chữa trị càng hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất, hoặc kê thuốc cần thiết cho tình trạng của bạn. Một khi bạn đã phá vỡ tảng băng, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để nói về những vấn đề như thế. Cần luôn ghi nhớ rằng chán nản là tình trạng bệnh rất nghiêm trọng, do vậy không nên giấu diếm.
4. Sử dụng các loại thảo mộc hay thực phẩm bổ sung hoặc thuốc không cần kê đơn
Đa số tin rằng thảo dược bổ sung là sản phẩm từ thiên nhiên nên không tác động đến các loại thuốc do bác sĩ kê đơn, nhưng thực tế lại không phải như thế. Những sản phẩm như “thực phẩm bổ sung giảm cân” có thể gây hại cho tim, dùng vitamin và khoáng chất quá liều lượng đều rất nguy hiểm. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược bổ sung vì “tự nhiên, thiên nhiên” không luôn luôn có nghĩa là không độc hại hay an toàn.
5. Nếu bạn gặp vấn đề về tài chính
Tiến sĩ Roger Henderson cho biết hầu như ngày nào ông cũng gặp bệnh nhân có những triệu chứng do chịu áp lực nặng về tài chính. Đôi khi có thể là do nghiện cờ bạc, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc lo lắng và chán nản, nhưng đôi khi chỉ vì gặp phải khó khăn tài chính. Bác sĩ không cần biết bạn đang có bao nhiêu tiền, nhưng cần biết về mức độ lo lắng về tài chính của bạn để có thể đưa ra lời khuyên chính xác và phán đoán về những tác động đối với tâm lý hay sức khỏe tâm thần của bạn. Bác sĩ nào cũng có kinh nghiệm trao đổi về những chuyện như thế, nên bạn chớ có cảm thấy lúng túng, ngượng nghịu.
6. Bạn bị mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, và nếu không tìm ra được thì mất ngủ có thể trở thành bệnh mạn và khó điều trị. Các nguyên nhân gây mất ngủ bao gồm căng thẳng, chán nản hay lo lắng, những sự thay đổi trong thời kỳ mãn kinh và chứng ngưng thở trong khi ngủ. Lời khuyên thường là tránh tập luyện quá gần giờ ngủ, xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, tránh uống rượu hay thức uống có chứa caffeine vào buổi chiều, có chế độ ăn uống dễ tiêu.
7. Bạn gặp vấn đề đường ruột hoặc bang quang
Nhiều người cảm thấy lúng túng, khó khăn khi phải tiết lộ những vấn đề về đường ruột hay tiêu tiểu khó. Thật không may rằng sự ngượng nghịu đó thật sự có thể gây chết người do phát hiện chậm ung thư đường ruột và bàng quang. Thế nên nếu có bất cứ điều gì bất thường, phải đến bác sĩ thăm khám ngay. Chớ có ngại ngùng vì bác sĩ đa khoa gặp rất nhiều bệnh nhân như thế mỗi ngày, và họ hoàn toàn quen với những chia sẻ của bệnh nhân về những thay đổi ở hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.
8. Nếu bạn quá mệt mỏi
Mặc dù tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mệt mỏi, nhưng cũng còn có vô số những nguyên nhân khác liên quan đến bệnh tật, có thể kể ra một số như bệnh đái đường, trầm cảm, thiếu mấu, tuyến giáp và các bệnh tim mạch… Nếu bạn không miêu tả cụ thể tình trạng mệt mỏi của mình thì bác sĩ không thể đánh giá được đó là do tuổi tác hay có thể là vì một nguyên nhân khác nguy hiểm hơn.
9. Bạn gặp trục trặc trong đời sống vợ chồng
Nếu có điều gì còn khó nói hơn vấn đề bài tiết, thì đó là chuyện liên quan đến đời sống tình dục. Khả năng tình dục không phải là đề tài mà bệnh nhân muốn trao đổi với bác sĩ, trong khi đó tình trạng rối loạn cương dương có thể là những dấu hiệu cảnh báo sốm của bệnh tiểu đường hay đau tim; đau rát âm đạo khi quan hệ hoặc tình trạng chảy máu sau khi quan hệ ở phụ nữ có thể phản ánh những vấn đề liên quan đến hormone hay bệnh ở dạ con, tử cung, tất cả đều cần được kiểm tra kỹ. Những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng gia tăng, đặc biệt là ở nhóm tuổi trên 40, thế nên cần phải nói với bác sĩ bất kỳ triệu chứng bất thường nào mà bạn nhận thấy. Suy cho cùng, quan hệ tình dục là cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Xin nhắc lại lần nữa, bác sĩ của bạn vẫn nói về đề tài này nhiều lần mỗi ngày, nên bạn chớ có cảm thấy bối rối.
10. Gia đình có tiền sử bệnh nghiêm trọng
Nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch thì rất cần phải nói cho bác sĩ biết mỗi khi khám bệnh. Với những gia đình có tiền sử ung thư, đột quỵ, tiểu đường... cũng thế. Điều đó giúp bạn được sàng lọc với những căn bệnh này và có cách điều trị ngăn ngừa sớm nếu cần thiết.
Cần luôn ghi nhớ rằng sự trung thực là điều then chốt trong bất kỳ mối quan hệ nào, kể cả mối quan hệ với bác sĩ của bạn. Giấu giếm điều gì đó đôi khi có thể là một sự lựa chọn dễ dàng, thế nhưng nếu bạn không chia sẻ dấu hiệu gì đó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, thì chuyện nghiêm trọng có thể đến với sức khỏe của bạn. Hãy cởi mở, nói toàn bộ sự thật để được chẩn đoán và nhận được sự giúp đỡ tốt nhất từ bác sĩ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bệnh nhân sống thực vật 14 năm bất ngờ chuyển dạ sinh con
- Bệnh nhân ung thư đầu tiên được chữa trị bằng liệu pháp điều trị miễn dịch
- Đậu nành với bệnh nhân ung thư vú: Lợi hay hại?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua