Đậu nành với bệnh nhân ung thư vú: Lợi hay hại?
Đậu nành tự nhiên có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật (phytoestrogen) có cấu trúc tương tự như estrogen. Do đó đã từng có tin đồn cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư nhất định đặc biệt là ung thư vú vì estrogen có liên quan tới sự phát triển của các bệnh ung thư nhạy cảm với estrogen như ung thư vú.
Đã từng có những ý kiến phản bác nhận định này. Và gần đây nhất, một nghiên cứu mới được công bố vừa qua trên tạp chí Cancer, một lần nữa khẳng định, đậu nành không những không gây bất lợi cho bệnh nhân ung thư vú mà thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích cho những bệnh nhân này.
Tiến sĩ Fang Fang Zhang, Trường Khoa học Dinh dưỡng và Chính sách Friedman, Đại họcTufts, Boston, Massachusetts, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết:Một mặt, thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh có liên quan đến làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú hoặc tái phát ung thư vú ở bệnh nhân châu Á. Hơn nữa, isoflavone, một loại estrogen thực vật có nhiều trong đậu nành, được cho là ức chế sự sản sinh estrogen, do đó đồng thời ức chế sự phát triển của các khối u vú nhạy cảm với hormone này.
Mặt khác, bên cạnh những nhận định về lợi ích của đậu nành, cũng có giả thiết cho rằng isoflavone trong đậu nành có khả năng gắn kết và kích hoạt các thụ thể estrogen trong các khối u vú, do đó có thể gây giảm hiệu quả phương pháp điều trị bằng tamoxifen (Tamoxifen là chất kháng estrogen không steroid, ở người, tamoxifen tác dụng chủ yếu như thuốc kháng estrogen, ức chế tác dụng của estrogen nội sinh) ở những bệnh nhân bị ung thư vú.Thêm vào đó, rất ít bằng chứng về tác dụng có lợi của đậu nành đối với ung thư vú ở các nước phương Tây, nơi ít tiêu thụ đậu nành.
Do đó, trước những kết quả của các nghiên cứu hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề gây tranh cãi:“liệu phụ nữ nên được khuyên khuyến khích hay hạn chế thức ăn/thực phẩm bổ sung có chứa chất isoflavone để giảm nguy cơ ung thư vú hoặc giảm ung thư vú tiến triển".
Kết quả cho thấy tỷ lệ nghịch giữa tần suất sử dụng đậu nành và tỷ lệ tử vong.
Cụ thể, sau thời gian theo dõi trung bình 9,4 năm, ghi nhận có tất cả 1224 ca tử vong. Phụ nữ có tỷ lệ phần trăm isoflavone trong chế độ ăn kiêng cao nhất (≥1.5 mg/ngày) có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 21% so với phụ nữ có tỷ lệ thấp nhất (
Phân tích phân tầng cho thấy, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn giàu isoflavone chỉ có ý nghĩa thống kê trên những phụ nữ ung thư vú âm tính (không nhạy cảm) với thụ thể hormone (estrogen và progesterone), và đối với phụ nữ không được điều trị bằng liệu pháp hormone trong quá trình điều trị ung thư vú. Không tìm thấy mối liên hệ tương tự ở những phụ nữ dương tính (nhạy cảm) với thụ thể hormone (estrogen và progesterone) và những người được điều trị bằng nội tiết tố.
Nói tóm lại, sự giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân phần lớn chỉ giới hạn ở những phụ nữ ung thư vú âm tínhvới thụ thể hormone và những phụ nữ không được điều trị bằng thuốc kháng estrogen như tamoxifen.
Trong một thông cáo báo chí của mình, Tiến sĩ Zhang phát biểu: "Dựa trên kết quả của chúng tôi, chúng tôi không thấy tác động bất lợi của việc ăn đậu nành trên những phụ nữ được điều trị bằng nội tiết", như một lần nữa khẳng định quan điểm nói trên. Ngoài ra, Tiến sĩ Zhang cũng bổ sung: "Ở những phụ nữ có ung thư vú âm tính với thụ thể hormone, các sản phẩm từ đậu nành có thể có tác dụng bảo vệ", bởi kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự liên kết yếu hơn nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê cho khẳng định này.
Mặc dù không tham gia nghiên cứu, Tiến sĩ Omer Kucuk, thuộc viện nghiên cứu ung thư Winship, đại học Emory, đã rất hào hứng với kết quả này. Ông viết trong bài xã luận của mình: "Giờ đây chúng ta có bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm từ đậu nành không chỉ ngăn ngừa ung thư vú mà còn có lợi cho những phụ nữ bị ung thư vú. Vì vậy chúng tôi đã có thể khuyên phụ nữ ăn nhiều đậu nành vì lợi ích sức khoẻ của họ". Ông cho biết thêm rằng việc sử dụng các thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là ngăn ngừa nhiều bệnh khác, như bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở thực phẩm từ đậu nành chứ không đề cập đến các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung.Tiến sĩ Kucuk viết: "Mặc dù chế độ ăn uống giàu đậu nành là lành mạnh và an toàn nhưng việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung isoflavone có nguồn gốc từ đậu nành là một vấn đề khác vì nó chưa được đánh giá trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn” . “Do đó, hiện tại, thực phẩm chức năng bổ sung chưa được khuyến cáo sử dụng trên các bệnh nhân ung thư vú”.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những thực phẩm cấm kỵ với người ung thư vú
- 9 triệu chứng tưởng bình thường nhưng cảnh báo nguy cơ ung thư ở trẻ
- Tết đầu tiên sau trận chiến ung thư của cha con đạo diễn 'Những ngọn nến trong đêm'
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua