10 điều bố mẹ Nga đã làm để nuôi dạy con phát triển toàn diện
Chúng ta đã từng biết đến hoặc đã đọc nhiều bài viết, cuốn sách về cách cha mẹ Đan Mạch nuôi dạy con cái của họ, cách người Pháp giúp con trưởng thành tự lập như thế nào, điều gì khiến các mẹ Nhật được nhiều bà mẹ trên thế giới ngưỡng mộ hoặc vì sao trẻ em Hà Lan được coi là những đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới…
Ở mỗi quốc gia, các bậc phụ huynh lại có cách dạy con khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa, thói quen và tính cách của mỗi đứa trẻ. Mới đây, một bà mẹ người gốc Nga chia sẻ cách chăm sóc con của các bà mẹ Nga rất đáng để các mẹ lưu tâm trong việc tìm ra cách chăm sóc, nuôi dạy con phát triển một cách toàn diện nhất.
Chị Dina Leygerman là một người gốc Nga, nhưng lớn lên ở Mỹ. 23 năm trước, cả gia đình chị chuyển đến Mỹ định cư, do vậy, chị lớn lên trong “sự đan xen” giữa 2 nền văn hóa Nga – Mỹ. Khi học đại học, chị gặp một chàng trai Mỹ và cả hai nhanh chóng về chung một nhà, xây dựng gia đình “đa văn hóa” khá đặc biệt.
Cũng bởi vậy, nên Dina có cái nhìn khá toàn diện về sự khác biệt trong cách chăm sóc, nuôi dạy con cái của người Nga.
1. Người Nga luôn thích con được “hít khí trời”
Nếu bạn đi trên đường mà nhìn thấy em bé ngồi trên chiếc xe đẩy dưới tán cây thì không khó để đoán bố mẹ của bé là người Nga.
Người Nga tin rằng không khí trong lành rất có lợi cho trẻ em, để bé có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và sức khỏe tốt. Vậy nên, họ sẵn sàng dành nhiều thời gian nhất có thể để cho con được vui chơi bên ngoài. Mùa đông thì họ mặc nhiều quần áo ấm cho con rồi dẫn con đi bộ trong nhiều giờ đồng hồ, mùa hè thì họ chỉ mặc tã, áo sơ mi cho con và để chúng ngồi dưới bóng râm.
Người Nga cũng rất thích ý tưởng ngủ trưa bên ngoài, vì vậy họ có thể đặt con ngồi trên xe đẩy và để chúng ngoài ban công để chúng hít thở không khí trong lành, vì nó tốt cho tâm hồn và cho giấc ngủ.
2. Súp là món ăn hàng đầu của những đứa trẻ
Thực tế, súp là món ăn chính trong các bữa ăn của người Nga. Món súp giúp nhanh no và giúp cho việc tiêu hóa rau quả dễ dàng hơn.
Trẻ em Nga thường xuyên ăn súp (Ảnh minh họa).
3. Họ dạy con cái luôn đặt gia đình lên hàng đầu
Đối với người Nga, gia đình là quan trọng, giá trị hơn bất cứ điều gì khác. Cả gia đình luôn ở bên nhau trong các dịp sinh nhật, lễ hội… Từ khi được sinh ra, những đứa trẻ đã được răn dạy rằng gia đình là thứ ý nghĩa nhất trên thế giới này. Khi nói đến anh chị em ruột, sẽ không có khái niệm “ganh tỵ” giữa các anh chị em trong gia đình.
4. Họ cũng đề cao giáo dục
Sau gia đình, người Nga cũng rất coi trọng giáo dục. Cho đến khi 5 tuổi, một đứa trẻ Nga có thể đã đạt được thành tích ở 3 hoạt động khác nhau. Vì vậy, ngoài những giờ học trên lớp, nhiều trẻ em được tham gia các lớp học âm nhạc, chơi một môn thể thao và đọc sách làm giàu.
5. Họ nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật cho con
Nhà hát và các buổi biểu diễn đặc biệt dành cho trẻ em là nguồn gốc của văn hóa Nga. Người Nga tin rằng tình yêu đối với nghệ thuật biểu diễn, văn chương và nghệ thuật thị giác sẽ giúp phát triển toàn diện nhân cách của đứa trẻ.
Bố mẹ Nga luôn muốn con có thể ngồi xem từ đầu đến cuối buổi biểu diễn kéo dài 2 tiếng đồng hồ vào tối. Cuối tuần, họ thường dẫn con đi thăm các viện bảo tàng, phòng trưng bày, triển lãm nghệ thuật và các hoạt động giáo dục khác.
Cha mẹ Nga chú trọng nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật cho con (Ảnh minh họa).
6. Họ dạy con tôn trọng giáo viên
Vì giáo dục được đề cao ở đất nước này nên tất nhiên thầy cô giáo cũng ở vị trí quan trọng. Các bậc phụ huynh thường tin tưởng vào khả năng dạy dỗ con trẻ của giáo viên.
7. Họ không có khái niệm “thực đơn bữa ăn” cho con
“Thực đơn bữa ăn cho trẻ” là một khái niệm xa lạ với hầu hết các bậc phụ huynh Nga. Những đứa trẻ được phép ăn bất cứ thứ gì người lớn ăn, không có sự thay đổi hay do dự gì cả. Cha mẹ Nga thích đồ ăn ngon và cho con ăn thử nhiều loại thức ăn từ khi chúng còn nhỏ.
8. Họ dạy con tinh thần trách nhiệm
Trẻ em trong các gia đình ở Nga được dạy nấu ăn, lau dọn nhà cửa và giặt quần áo từ trước khi chúng 10 tuổi. Những đứa trẻ được dạy cách làm việc nhà thành thạo để biết mình phải làm gì để hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với gia đình và ngôi nhà.
Vì người Nga dạy con phải có trách nhiệm với hành động của mình nên bố mẹ thường có thể tin tưởng vào con. Nếu con làm tốt việc được giao, con sẽ có được sự tin tưởng của bố mẹ.
9. Họ không có khái niệm “không gian cá nhân”
Mặc dù trong nhiều trường hợp, sự gò bó, quản thúc quá mức của bố mẹ có thể khiến con cái cảm thấy ngột ngạt nhưng với người Nga, họ cho rằng sự gần gũi giữa bố mẹ và con cái có thể giúp họ hiểu con hơn, tăng sự tin cậy giữa hai bên.
10. Ông bà đóng vai trò quan trọng
Các gia đình người Nga coi trọng sự gần gũi với thế hệ trước, vì thế điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là con cái tạo được mối liên kết chặt chẽ với ông bà của chúng. Ông bà được xem như là bố mẹ thứ hai.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chùm ảnh hài hước nhưng cũng thật thấm thía khi nuôi con
- Nguyên tắc nuôi con thành công của bà mẹ có 3 con đỗ ĐH danh tiếng Mỹ
- Hãy nuôi con như một người làm vườn, nở hoa khi nào là việc của cây
- Mọi phụ huynh đều phải nắm chắc quy tắc "ma thuật" 5:1 để nuôi con dễ dàng hơn
- Mẹ thường xuyên nói 4 câu "thần chú" này, con lớn lên thông minh xuất sắc, thành danh thành tài
- 4 tuyệt chiêu của cha mẹ Nhật giúp dạy con thành đứa trẻ tự lập, ham học hỏi
- 4 phương pháp không hề tốn kém nhưng giúp cha mẹ tạo nên những đứa trẻ IQ cao vượt trội
- 5 kiểu gia đình nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất chúng: Không chỉ giỏi giang mà còn hiếu thảo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua