10 điều lưu ý rất cần thiết cho người thích ăn cà chua
1. Không ăn cà chua khi đói
Cà chua chứa nhiều chất pectin và nhựa phenolic chứa. Khi ăn cà chua vào lúc đói thì những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày.
Khi dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
Nhiều người khuyên muốn giảm cân thì ăn cà chua, tuy nhiên đừng ăn lúc đói nhé, chỉ tổn hại dạ dày mà thôi.
2. Không ăn cà chua xanh
Liệu bạn đã biết cà chua xanh có chứa chất độc solanine chưa?
Khi ăn phải cà chua xanh bạn sẽ có cảm giác đắng chát ở khoang miệng, nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn tiết nước bọt, yếu sức… Lúc chín, chất độc này sẽ bị giảm và mất dần
3. Không ăn chung cà chua với một số thực phẩm
Khoai tây, cà rốt, dưa chuột là top 3 thực phẩm kỵ với cà chua.
Dưa chuột kết hợp với cà chua, lượng vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và phá hủy bởi các enzym catabolic có trong dưa chuột.
Đối với khoai tây, khoai lang khi dùng đồng thời với cà chua sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Cà rốt với cà chua sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, không có lợi cho sức khỏe.
4. Khi dùng bia rượu, tránh ăn cà chua
Trong cà chua có chứa a-xít tannic khi sử dụng cùng với bia rượu có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây nên chứng đầy bụng và tắc nghẽn đường ruột. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không dùng cà chua khi đang sử dụng những đồ uống kích thích này.
5. Không nên ăn cà chua thường xuyên
Nếu bạn sử dụng cà chua một cách thường xuyên thì dễ có nguy cơ bị mắc bệnh sỏi thận. Trong cà chua có chứa nhiều a-xít oxalic, khi cơ thể hấp thụ một cách thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
6. Người mắc bệnh dưới đây không ăn cà chua
Những người bị bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính, bị sỏi mật hay mắc bệnh thống phong thì không nên sử dụng cà chua, sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Bên cạnh đó, khi bạn uống thuốc chống đông máu, vitamin K chứa trong cà chua sẽ tác động đến hiệu quả của loại thuốc này, không tốt cho người bệnh.
7. Không dùng chảo nhôm, gang để nấu cà chua
Việc sử dụng các dụng cụ chế biến cà chua bằng nhôm, gang sẽ khiến các loại a-xít có trong cà chua dễ gây ra phản ứng hóa học làm giảm độ dinh dưỡng của món ăn.
8. Không ăn chung cà chua với các món ăn nhiệt lượng cao
Ăn chung cà chua với món ăn nhiệt lượng cao sẽ tích tụ nhiều calo trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.
9. Không ăn lại cà chua đã nấu
Khi bạn sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
10. Không nên ăn nhiều hạt cà chua
Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được.
Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.
Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video: [mecloud]BsjHVNclxG[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua